Theo dòng lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc từ lâu đã luôn có mối quan hệ tương hỗ nhau. Từ sự nở rộ của phong trào Baroque cho đến những cấu trúc, khuôn khổ hình học của chủ nghĩa hiện đại, các kiến trúc sư đã tìm thấy nguồn cảm hứng từ những cách tiếp cận, công nghệ và những ý tưởng đầy phong cách của các phong trào nghệ thuật. Từ đó, áp dụng chúng vào những công trình có thể ở được trên phạm vi rộng.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu 5 trong số rất nhiều phong trào nghệ thuật mở đường cho kiến trúc hiện đại ngày nay, tìm hiểu cách các kiến trúc sư đã lấy cảm hứng, tiếp cận để thiết kế và tạo ra những tác phẩm kiến trúc của riêng mình.

Jugendstil – Tân Nghệ Thuật

Các nhà sử học nghệ thuật có nhiều câu chuyện khác nhau về người sáng lập của phong trào Jugendstil. Một số người tin rằng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nghệ sĩ người Thụy Sỹ Hermann Obrist đã bắt đầu phong trào nghệ thuật Jugendstil ở Munich, lấy cảm hứng từ tạp chí nghệ thuật của Đức Die Jugend (tiếng Đức: tuổi trẻ). Mặc dù ban đầu ông nghiên cứu về thực vật học và lịch sử, nhưng những chuyến đi tới miền quê và những quan sát tinh tế của ông về các dạng hữu cơ và các chuyển động của tự nhiên đã tạo tiền đề cho sự hình thành của phong cách này.

Nhiều nhà sử học nổi tiếng khác lại cho rằng phong trào này được tạo nên bởi một nhóm nghệ sĩ thị giác bao gồm Georg Hirth, Peter Behrens và Otto Eckmann. Họ mở đầu phong trào Jugend vào năm 1896 và coi nó như một phương tiện để nổi dậy, chống lại phong trào nghệ thuật tân cổ điển của các tổ chức nghệ thuật và kiến trúc. Những đặc điểm nổi bật của Jugendstil bao gồm các họa tiết hoa lá, những đường nét, hình khối được tìm thấy trong tự nhiên, các loại động thực vật, cảnh quan và quan trọng nhất, đó là sự hòa hợp trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Những nét riêng này sau đó được chuyển thành kiến trúc và các thiết kế nội thất với tên gọi Art Nouveau, một phong trào quốc tế làm nổi bật các đường nét hữu cơ tự nhiên, với những họa tiết lấy cảm hứng từ thiên nhiên, sử dụng vật liệu và thiết kế tự nhiên. Một số ngôi nhà theo trường phái Art Nouveau đã được xây dựng ở Brussels bởi Paul Hankar và Victor Horta, nổi bật với những họa tiết và tay nghề thủ công phức tạp, công trình làm mờ đi ranh giới giữa kiến trúc và thiên nhiên.

Hôtel van Eetvelde  – một công trình của Victor Horta

Dadaism – Nghệ thuật nổi loạn

Được coi là một phong trào nghệ thuật “nổi loạn và mang tính cách mạng” vào đầu thế kỷ 20, người ta nói nghệ thuật Dada được sinh ra ở một hộp đêm nghệ thuật tại Zurich, Thụy Sĩ có tên “Cabaret Voltaire” sau khi nhiều nhà sáng tạo phản đối chiến tranh tìm đến những nơi ẩn náu trong nước. Phong trào đã đạt đến đỉnh cao vào năm 1916 – 1924, chủ yếu ở Thụy Sĩ, Paris, New York và có những tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng như Hugo Ball (người sáng lập phong trào), Marcel Duchamp, Hans Arp và Sophie Taeuber-Arp. Những nghệ sĩ tiên phong muốn chế giễu chiến tranh và văn hóa tư bản, vì vậy họ sử dụng những ý tưởng phi lý của nghệ thuật để thể hiện sự hài hước và đặt ra những câu hỏi về thẩm quyền và hiện thực thông qua cách tiếp cận “phản nghệ thuật”.

Điều này đã truyền cảm hứng cho các kiến ​​trúc sư như Otto Wagner, Erich Mendelsohn và Adolf Loos suy nghĩ lại về cách trang trí, hình thức và vật liệu, đồng thời tạo ra những tòa nhà hoàn toàn khác với những gì đang được xây dựng vào thời điểm đó. Chẳng hạn như Glass Pavilion ở Cologne, Đức của Bruno Taut đã phá vỡ các tiêu chuẩn về kiến ​​trúc và thiết kế, đồng thời cũng là công trình đầu tiên sử dụng bê tông với mái vòm kính hình học nổi bật.

Kurt Schwitters, nhà thiết kế đồ họa chuyển sang làm kiến ​​trúc sư được biết đến với những tác phẩm sắp đặt tiên phong mà ông đã tạo ra trong chính ngôi nhà của mình, thay đổi khái niệm không gian trong nhà thành một thứ hoàn toàn khác biệt và không chính thống. Chủ nghĩa Dada đã mở đường cho nhiều kiến ​​trúc sư suy nghĩ lại về “kiến trúc truyền thống” và là một trong những kiến ​​trúc đầu tiên truyền cảm hứng cho các kiến ​​trúc sư nhìn xa hơn chính kiến ​​trúc và coi các tòa nhà là tác phẩm điêu khắc, đưa tới các phong trào như Kiến trúc giải tỏa kết cấu – một trong những phong cách kiến ​​trúc gây tranh cãi nhất của thế kỷ 21 với những dự án của Daniel Libeskind, Frank Gehry và Peter Cook, cùng nhiều tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực này.

De Stijl

 “Chúng tôi nói về sự cụ thể chứ không phải một bức tranh trừu tượng mơ hồ bởi vì không có gì cụ thể hơn là đường nét, màu sắc và một bề mặt” – Theo van Doesburg.

De Stijl được khai sinh ở Hà Lan vào năm 1917 bởi họa sĩ Theo van Doesburg và Piet Mondrian với ý tưởng về việc làm nổi bật sự kết hợp một cách lý tưởng giữa hình thức và chức năng. Cũng giống như chủ nghĩa Dada, phong trào này là một cách phản ứng đối với sự hỗn loạn của Thế chiến thứ Nhất. Do vậy, họ đã tạo ra một ngôn ngữ hình ảnh bao gồm các dạng hình học cải tiến một cách tinh tế (thường là hình chữ nhật, hình vuông, những đường thẳng) và các màu cơ bản. Đồng thời, nhiều người tin rằng phong trào De Stijl và các nguyên tắc của nó cũng nhằm chống lại sự sặc sỡ về mặt thị giác của phong cách Art Deco và có nguồn cảm hứng xuất phát gián tiếp từ trường phái Cubism (Lập thể).

Sức ảnh hưởng của De Stijl đối với lĩnh vực kiến trúc đã truyền cảm hứng và thúc đẩy sự ra mắt của International Style (phong cách quốc tế) vào những năm 1920 và 1930 hay còn được biết đến dưới tên gọi Modernism (chủ nghĩa hiện đại). De Stijl sử dụng các hình dạng và màu sắc thiết yếu với các đường nét ngang dọc đơn giản, có thể thấy trong các dự án như Rietveld Schroder House của Gerrit Rietveld hay Café l’Aubette của Theo van Doesburg. Điều này cho phép không gian trở nên linh hoạt và tạo điều kiện cho nhiều sự biến đổi hơn. Nghĩa là sơ đồ mặt bằng chỉ là các mặt phẳng độc lập tạo ra các không gian dựa trên chức năng và nhu cầu của người sử dụng. Trên thực tế, cấu trúc của Nhà Schroder đã là chủ đề nghiên cứu của nhiều kiến ​​trúc sư, nghệ sĩ và nhà sử học.

Café l’Aubette của Theo van Doesburg

Pop Art (Popular Art) – Nghệ thuật đại chúng

Phong trào Nghệ thuật đại chúng đã giới thiệu một phong cách thiết kế hoàn toàn mới, lấy cảm hứng từ truyền thông, mô hình sản xuất dây chuyền và văn hóa đại chúng. Phong trào lần đầu xuất hiện ở Vương Quốc Anh vào những năm 1950, sau Thế chiến thứ Hai. Điều kiện kinh tế và xã hội khi đó đã góp phần thúc đẩy các nghệ sĩ tôn vinh những đồ vật bình thường xuất hiện hàng ngày và rồi biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật. Lichtenstein đã tham gia vào làn sóng Nghệ thuật đại chúng và trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực này, thay thế dần nghệ thuật cổ điển bằng sự sôi động của nghệ thuật có tính thị giác sử dụng truyền thông đại chúng.

Về mặt kiến ​​trúc, phong trào truyền cảm hứng cho các kiến ​​trúc sư giải phóng bản thân khỏi những đường kẻ và sự khiêm tốn của chủ nghĩa hiện đại, đồng thời lựa chọn những cấu trúc mới, bất chấp những gì được coi là “bình thường” khi đó. Tương tự như cách tiếp cận trong nghệ thuật, phương pháp sản xuất hàng loạt và chủ nghĩa thương mại là tiền đề và trung tâm trong kiến ​​trúc, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ và tiêu dùng hàng loạt. Mặt tiền, không gian nội thất và khu vực công cộng đã trở thành những tấm bạt cho các thử nghiệm cùng ánh sáng, màu sắc, hình thức bất thường và các tỉ lệ/ quy mô độc đáo.

Surrealism – Chủ nghĩa siêu thực

Được giải thích bằng chính tên gọi của nó, chủ nghĩa siêu thực khám phá nghệ thuật thị giác và thơ văn như một phương tiện để “cách mạng hóa trải nghiệm của con người” thông qua hình ảnh độc đáo. Được sáng tạo bởi nhà thơ tiên phong người Pháp Guillaume Apollinaire giữa Thế chiến I và II, nghệ thuật siêu thực đã trở thành một phong trào thúc đẩy sự giải phóng tâm trí và sự thể hiện của nghệ sĩ, tạo ra những tác phẩm mà họ mô tả như những thực tại xen kẽ và sự khám phá mới lạ.

Kỹ thuật và đặc điểm của chủ nghĩa siêu thực bao gồm tỉ lệ và phối cảnh bị bóp méo, chất liệu độc đáo, bố cục và các tầng lớp chồng lên nhau. Kể từ khi nổi tiếng, các nghệ sĩ như Salvador Dali và Frederick Kiesler đã định hình sâu sắc kiến ​​trúc của thế kỷ 20 và 21. Cho dù đó là thông qua nội thất thể hiện hình ảnh biểu tượng theo nghĩa đen, việc sử dụng kỹ thuật trompe l’oeil để tạo ảo giác hoặc tác phẩm mang tính biểu tượng Endless House của kiến ​​trúc sư người Mỹ gốc Áo Frederick Kiesler hay Design Museum của Frank Gehry, phong trào cũng đã góp phần tạo ra những ý tưởng cấp tiến về việc kiến trúc có thể được định nghĩa ra sao.

Ibstac Architects & Planners

Nguồn: Kienviet.net

Tin tức liên quan

  • Thông báo danh sách sinh viên đạt học bổng IB Creation 2023

    Sau hơn 1 tháng triển khai chương trình học bổng IB Creation 2023, cuộc thi đã chính thức đi đến hồi kết. IBSTAC (IB) xin chân thành cảm ơn sự đón nhận và tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên khoa Kiến trúc, Quy hoạch của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

  • 8 suất học bổng IB CREATION dành tặng sinh viên Đại học Kiến Trúc năm 2023

    Học bổng IB Creation được Ibstac Architects & Planners phát triển từ năm 2017, đã chắp cánh cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch. Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, chương trình cung cấp một nền tảng vững chắc cho các em sinh viên, giúp các em xây dựng mục tiêu, vững vàng kiến thức, nâng cao khả năng thực chiến và mở rộng …

  • Ibstac vinh dự nhận Giải bạc tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023

    Tối ngày 25/4 vừa qua, trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023, Ibstac Archictects & Planner đã vinh dự nhận Giải Bạc trong hạng mục Kiến trúc Nhà ở, với công trình The Zen Residence. Việc nhận được vinh danh ở giải thưởng danh giá này là sự công nhận, tôn vinh của cộng đồng kiến trúc sư với nỗ lực đem đến …

  • Quy hoạch trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)

    Trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) được thiết kế với tầm nhìn “Công trình có tầm nhìn vượt thời gian, là công trình của sự đổi mới cho thế hệ mai sau” (Steve Jobs). Công trình mang đến văn phòng mơ ước của mọi nhân viên mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Không gian văn phòng luôn được thiết kế mở để …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Xanh – Văn hóa” sẽ là xu hướng trong thiết kế kiến trúc

    “Nếu mô tả ngắn gọn tiêu chí hướng tới trong kiến trúc của mình, tôi sẽ chọn “XANH, VĂN HÓA“. 1. Ông có đặt ra cho mình nguyên tắc riêng trong hành nghề không? Các thiết kế của chúng tôi hướng hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, trong đó thiết kế đảm bảo tính đương đại, hài hòa với tự nhiên, mang đậm nét văn hóa bản địa. …

  • Top 10 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất Việt Nam 2023

    Dù công trình lớn hay nhỏ, tư vấn thiết kế kiến trúc là hạng mục rất quan trọng, đảm bảo thành công của dự án. Một thiết kế kiến trúc tốt sẽ mang lại giá trị cao cho người sử dụng, tối ưu công năng, diện tích và ngân sách cho chủ đầu tư. Top 10 công ty tư vấn thiết kế tốt nhất Việt Nam 2023 được sắp xếp …

  • Tư vấn thiết kế tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong kiến trúc

    Tư vấn thiết kế Tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng Anh, tư vấn thiết kế là design consultancy.

  • Tính nhất quán và đổi mới trong triết lý thiết kế của Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn

    Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chúng đều có một sợi dây liên kết chung – đó là sự theo đuổi không ngừng trong việc gia tăng giá trị của công trình kiến trúc cũng như xây dựng đô thị bền vững trong đời sống hiện đại. 1. So với thời …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Đến với kiến trúc với một chữ “duyên”

    Thật khó để sắp xếp một buổi trò chuyện với Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Giữa những bộn bề đồ án đang dang dở, Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã có những chia sẻ rất nghề, rất đời về một chặng đường vừa qua. 1. Xin chào Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn. Được biết ông đến với kiến trúc …

  • 12 cây cầu trên không vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật

    Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố. Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những …