Ngày nay, việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo trong kiến trúc ngày càng trở nên quan trọng. Một hình ảnh mô phỏng cho dù đẹp đến đâu cũng không thể truyền tải đầy đủ hết cảm giác và trải nghiệm của dự án. Chính vì vậy, kiến trúc kết hợp với sử dụng công nghệ cao ở mức độ chuyên nghiệp là điều thực sự cần thiết.

Bảo tàng thiên văn học Thượng Hải

Các màn hình gắn trên đầu (HMD) như Oculus Rift có khả năng thay đổi cách thức sáng tạo của kiến trúc sư và các nhà thiết kế, nhằm truyền tải ý tưởng từ trước khi dự án được xây dựng. Khách hàng có thể dễ dàng xem hình ảnh 3 chiều của thiết kế và đắm chìm trong đó, gần giống với cảm giác khi bạn tham gia vào môi trường ảo của trò chơi điện tử.

Thế giới ảo sinh ra để tạm thời đưa người dùng đến một không gian thực tế khác, một môi trường được xây dựng hoàn hảo để truyền tải những điều tinh tế, chẳng hạn như cảm xúc và cảm giác. Do đó, nếu khách hàng có thể trải nghiệm cảm xúc trước khi thấy công trình hoàn thiện sẽ mở ra cơ hội thay đổi trước khi thực sự bắt tay vào xây dựng công trình.

Bảo tàng thiên văn học Thượng Hải

Về bản chất, môi trường nhập vai mang đến độ chính xác chưa từng có về quy mô, chiều sâu và nhận thức về không gian so với phương pháp mô phỏng, mô hình tỷ lệ hoặc ảnh động truyền thống. Khả năng truyền tải ý tưởng thiết kế trở nên trực quan hơn nhiều khi khách hàng được nhập vai và cảm giác thực sự sống trong không gian giả tưởng đó.

Điều tuyệt vời của việc sử dụng phương tiện thực tế ảo là nó có thể sử dụng từ rất sớm để người dùng có một cái nhìn tổng quát về dự án: không gian, ánh sáng, thiết kế. Việc thực sự hòa mình vào không gian ảo cho phép hiểu rõ về thiết kế thay vì chỉ nhìn vào mô hình tỷ lệ hoặc mô phỏng trực quan. Những người không phải là kiến trúc sư hay làm nghề thiết kế có thể không hiểu rõ mối quan hệ, tỷ lệ trong không gian, quy mô dự án khi chỉ đơn giản nhìn vào mô phỏng 2D. Việc sử dụng thực tế ảo có thể khơi gợi các phản ứng tích cực cho người dùng.

Khu vườn áp mái Manhattan

Vì vậy, đặt ra câu hỏi, công nghệ thực tế ảo đang thay đổi lĩnh vực kiến ​​trúc hiện nay như thế nào?

Ennead Architects có trụ sở tại New York đã sử dụng VR giúp khách hàng hình dung cả không gian và dữ liệu trong lĩnh vực 3 chiều. Bảo tàng Thiên văn học Thượng Hải (2021) trong giai đoạn thiết kế ý tưởng và lập kế hoạch đã sử dụng rất nhiều công nghệ VR để người dùng có thể cảm nhận màu sắc, ánh sáng. Thông qua các yếu tố như quy mô, hình thức, tòa nhà giúp nhìn nhận rõ hơn về mối quan hệ cơ bản với mặt trời và chuyển động quỹ đạo của trái đất, tạo ra trải nghiệm nhập vai đưa du khách tham gia trực tiếp vào hiện tượng thiên văn kỳ thú.

Bảo tàng thiên văn học Thượng Hải

ZGF Architects có trụ sở tại Portland (Hoa Kỳ) có một chuyên gia VR đã được sử dụng trong hơn 50 dự án từ năm 2015 đến nay. Các trưởng nhóm thiết kế phản hồi thông tin về dự án trong VR, sau đó nhân viên sẽ thực hiện thay đổi các thiết kế trong thời gian thực.

Urbanist Architecture (London) đặt mục tiêu tiên phong trong việc sử dụng thực tế ảo, giúp khách hàng hình dung rõ dự án của họ sẽ trông như thế nào, trong khi công trình đang được xây dựng thực tế ngoài kia. Urbanist 4D Reality nhằm mục đích đưa bạn xem dự án ngay tại văn phòng thiết kế để khách hàng không chỉ đơn thuần là nói chuyện mà còn có thể dạo chơi với các kiến trúc sư.

Skidmore, Owings & Merrel Inc có trụ sở tại California đã sử dụng phần mềm thực tế ảo từ năm 2015 cho một số dự án. Bản chất của VR cho phép kiến trúc sư nhận được phản hồi nhanh hơn cũng như có thể thực hiện ngay những thay đổi cải thiện thiết kế.

Tòa nhà The Mark, ZGF Architects

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Archdaily.com

Tin tức liên quan

  • Ibstac vinh dự nhận Giải bạc tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023

    Tối ngày 25/4 vừa qua, trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023, Ibstac Archictects & Planner đã vinh dự nhận Giải Bạc trong hạng mục Kiến trúc Nhà ở, với công trình The Zen Residence. Việc nhận được vinh danh ở giải thưởng danh giá này là sự công nhận, tôn vinh của cộng đồng kiến trúc sư với nỗ lực đem đến …

  • Quy hoạch trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)

    Trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) được thiết kế với tầm nhìn “Công trình có tầm nhìn vượt thời gian, là công trình của sự đổi mới cho thế hệ mai sau” (Steve Jobs). Công trình mang đến văn phòng mơ ước của mọi nhân viên mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Không gian văn phòng luôn được thiết kế mở để …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Xanh – Văn hóa” sẽ là xu hướng trong thiết kế kiến trúc

    “Nếu mô tả ngắn gọn tiêu chí hướng tới trong kiến trúc của mình, tôi sẽ chọn “XANH, VĂN HÓA“. 1. Ông có đặt ra cho mình nguyên tắc riêng trong hành nghề không? Các thiết kế của chúng tôi hướng hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, trong đó thiết kế đảm bảo tính đương đại, hài hòa với tự nhiên, mang đậm nét văn hóa bản địa. …

  • Top 10 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất Việt Nam 2023

    Dù công trình lớn hay nhỏ, tư vấn thiết kế kiến trúc là hạng mục rất quan trọng, đảm bảo thành công của dự án. Một thiết kế kiến trúc tốt sẽ mang lại giá trị cao cho người sử dụng, tối ưu công năng, diện tích và ngân sách cho chủ đầu tư. Top 10 công ty tư vấn thiết kế tốt nhất Việt Nam 2023 được sắp xếp …

  • Tư vấn thiết kế tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong kiến trúc

    Tư vấn thiết kế Tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng Anh, tư vấn thiết kế là design consultancy.

  • Tính nhất quán và đổi mới trong triết lý thiết kế của Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn

    Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chúng đều có một sợi dây liên kết chung – đó là sự theo đuổi không ngừng trong việc gia tăng giá trị của công trình kiến trúc cũng như xây dựng đô thị bền vững trong đời sống hiện đại. 1. So với thời …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Đến với kiến trúc với một chữ “duyên”

    Thật khó để sắp xếp một buổi trò chuyện với Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Giữa những bộn bề đồ án đang dang dở, Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã có những chia sẻ rất nghề, rất đời về một chặng đường vừa qua. 1. Xin chào Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn. Được biết ông đến với kiến trúc …

  • 12 cây cầu trên không vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật

    Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố. Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những …

  • 7 tòa nhà cao tầng chọc trời siêu mỏng thay đổi đường chân trời của New York

    Những tòa nhà cao tầng chọc trời hay còn gọi là tháp bút chì, đã bắt đầu mọc lên ngày càng nhiều ở thành phố New York trong thập kỉ qua. Gần đây, tháp cao tầng 111 West 57th Street thiết kế bởi SHoP Architects đã đi vào hoạt động, trở thành tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới.

  • 2022 review: Top 10 tòa nhà chọc trời năm 2022

    Năm 2022 đã chứng kiến nhiều tòa nhà chọc trời hoàn thành, được thiết kế bởi các công ty kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm BIG, Foster + Partners, Alvaro Siza và Snohetta, bao gồm tòa nhà cao nhất Liên minh Châu Âu, tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới và tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới. 111 West 57th Street, Thành phố New …