1. Nhà triễn lãm của vương quốc Anh tại Expo Milan 2015

Lần đầu tiên tổ chức cuộc thi triễn lãm quốc tế từ năm 1906, tại Milan, với 144 quốc gia tham dự với những phong cách đặc trưng khác nhau. Công trình triễn lãm mang thông điệp “Sinh ra ở Anh quốc và Ireland”, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nottingham – Wolfgang Buttress thật sự là một điểm nhấn trong cuộc thi.

Khu triển lãm gồm có năm khu chính: lối vào, khu vườn cây, bãi cỏ, khu tổ chức chương trình chính, và phần trung tâm của công trình – khối hình cubid lấy cảm hứng từ tổ ong, có kích thước 14x14x14 mét.

Mọi người có thể vào trung tâm của công trình, chiêm ngưỡng nét đẹp từ trên đỉnh, bằng chiếc cầu thang đặt phía sau công trình.

Chiêm ngưỡng công trình từ trên cao

Để công trình được hiện thực hoá ý tưởng và tiệm cận sự hoàn hảo của thiên nhiên, tốc độ đập cánh của loài ong được đo bằng máy đo gia tốc, sau đó được lập trình vào các bóng đèn LED gắn vào công trình, tạo ra một “tổ ong thật sự”.

Hình dạng như tổ ông thật sự của công trình dưới hiệu ứng ánh sáng

Công trình được khởi công từ tháng 2 năm 2015



Các bóng đèn LED được lắp vào kết cấu chính

2. Công trình bằng gỗ ở thủ đô Paris

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nhật Bản Kengo kuma, với chiều cao 12 mét, công trình nằm trong sự kiện FIAC – cuộc thi triễn lãm của các sản phẩm sáng tạo.

Với nhiệm vụ kết nối giữa các kiến trúc sư với thế giới nghệ thuật, với trọng tâm hướng vào sự bền vững, công trình được tạo ra từ các thanh gỗ được liên kết với nhau, với những mối nối truyền thống từ Nhật Bản.

Ý tưởng của công trình mô phỏng hình ảnh của một cây xanh, công trình lay động như những cành cây dưới tác động của gió.

“Một khối hình học từ gỗ di chuyển trong gió, nhẹ nhàng và cũng rất thật”.

3. Khu triển lãm “Ốc đảo” – nhà bảo tàng nghệ thuật thu nhỏ ở Hàn Quốc


Từ năm 2013, bảo tàng nghệ thuật Amorepacific tổ chức sự kiện APMAP – dành cho các công trình nghệ thuật xây tạm ở nhiều nơi trên khắp đất nước Hàn Quốc, với một khuôn viên nghệ thuật năm 2013 ở Osan, và năm 2014 ở đảo Jeju.


Những kiến trúc sư của công ty OBBA đã cùng nhau tạo ra một không gian độc đáo, với màu trắng làm chủ đạo, kết cấu chịu lực là những cây cột nhỏ, đồng thời cũng làm chỗ ngồi trong công trình.


Một lỗ mở trên mái, tạo ra một không gian hướng về phía bầu trời, cùng với sự di chuyển của các mảnh vải như những chiếc lá đung đưa trong gió, làm mờ đi ranh giới giữa bên trong và bên ngoài công trình, tạo ra một không gian yên tĩnh và đầy lãng mạn.


Lỗ mở trên mái của công trình

Di chuyển nhẹ nhàng trong gió.

4. Nhà tắm hơi lớn nhất thế giới ở lễ hội SALT, Na Uy


Được tổ chức trên một hòn đảo nhỏ ở Sandhornøya, Na Uy, công trình là sự kết hợp giữa kiến trúc và thi công độc đáo, cùng với hệ thống âm thanh, tạo ra một lễ hội rất đặc trưng cho đất nước Na Uy.

Kết cấu hình chữ A đặc trung cho các công trình lều dựng tạm

Với kết cấu gỗ hình chữ A, với sức chứa lên đến 120 người, mang đến trải nghiệm về sự ấm áp và thư giãn với những bản nhạc truyền thống của người Na Uy, với góc nhìn qua tấm kính hướng về biển và cát trắng. Có thể đi đến công trình bằng cả đường thuỷ và đường bộ.


Sức chứa của công trình lên đến 120 người

Khung nhìn của công trình


5. “Nhà triễn lãm vòng tròn” ở Paris

Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Encore Heureux, “nhà triễn lãm vòng tròn” không nói về hình dáng của công trình, mà ám chỉ đến sự tái chế của vật liệu, một phần trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên thế giới.

Công trình sử dụng các vật liệu gỗ đã qua sử dụng

Vật liệu làm nên công trình được lấy từ các công trường xây dựng, các sản phẩm lỗi hoặc không sử dụng, tạo nên 180 cánh cửa bên ngoài. Bộ khung của công trình được lấy từ các công trình đã dở bỏ và mái của siêu thị. Ngoài ra, 50 ghế bằng gỗ cũng được sửa và sơn lại để tái sử dụng cho công trình.

“Sự tái sử dụng, sẽ giúp chúng ta hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên vốn chỉ có hạn, cũng như hạn chế sự lãng phí vật liệu trong thiết kế kiến trúc”. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với các nước phương Tây, khi mà các công trình bằng thép và gỗ là rất phổ biến.

Toạ lạc phía trước khách sạn De ville, công trình là nơi tổ chức các cuộc triễn lãm, nhà xưởng hoặc các hội nghị và kể từ năm 2016, sẽ là công trình thứ 14 ở Paris tổ chức sinh hoạt cho các câu lạc bộ thể thao.

6. Chiếc container bằng nhôm ở Nhật Bản

Kiến trúc sư người Đức Konstantin Grcic,  qua tuần lễ thiết kế 2015 ở Tokyo, đã tạo ra một công trình tạm rất độc đáo cho công ty Nhật Bản Muji.

Ý tưởng của công trình
Với phong cách truyền thống của Nhật Bản và không theo quy hoạch của thành phố, công trình chỉ có kích thước 3×3,3×4,5 mét, công trình sử dụng hệ thống chiếu sáng và được chế tạo như một xe chở hàng, với sự tương đồng về các chi tiết liên kết và các góc cạnh.


Công trình được xây dựng mô phỏng theo chiếc xe chở hàng
“Công trình chỉ là một không gian sống – không có đầy đủ chức năng của một ngôi nhà’. Không đầy đủ điện và nước, nó chỉ là một nơi đề làm việc gì đó, như là một xưởng cho người thợ sơn chẳng hạn.

Tường của công trình có hai lớp, lớp ngoài là hệ thống nhôm, bảo vệ cho lớp trong làm bằng gỗ dưới tác động của môi trường. Cùng với hai công trình khác của công ty Muji, là những không gian đa chức năng và phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Giá bán của công trình từ 25.000 đến 40.000 USD, và sẽ được bán vào năm 2017.


Lớp ngoài của công trình là hệ thống bao che bằng nhôm…


…bảo vệ cho lớp bên trong bằng gỗ

7.  Nhà triễn lãm từ tre và sợi mây ở Trung Quốc


“Rise canes”, hệ thống kết cấu hoàn toàn làm từ tre và sợi mây được thiết kế bởi công ty kiến trúc Penda, được trình diễn ở tuần lễ thiết kế 2015 tại Bắc Kinh.


Ý tưởng hình thành nên công trình

Không bu lông hay đinh ốc nào, kể cả các liên kết, công trình được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế là tre và dây mây liên kết chúng lại, nên các thanh tre có thể sử dụng lại sau khi công trình được dỡ bỏ.


Công trình hoàn toàn không sử dụng bu lông cho các mối nối


Thay vào đó, toàn bộ được làm từ tre và dây mây để liên kết

Điểm nhấn của công trình chính là hệ thống vườn treo trên kết cấu chính, khuyến khích người xem gieo những hạt giống và sau đó sẽ dùng kết cấu của công trình tạo ra một khu vườn trên cao. Đó cũng chính là thông điệp của công trình, “make the world greener”.




Sau một thời gian, thiên nhiên đã trở thành một phần của công trình

“Make the world greener”

TONG HOP/MINH TAM/DESIGNS.VN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức liên quan