Cuộc tấn công khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới đã đặt ra hoài nghi về sự an toàn của các tòa nhà chọc trời. Vấn đề này trở thành tâm điểm trong suốt một thời gian dài, nhưng kể từ đó, các tòa nhà ngày càng vươn cao và chứa nhiều tham vọng hơn.

Tưởng nhớ về ngày 11/9 lịch sử, chúng ta hãy cùng xem các thiết kế tòa nhà chọc trời đã thay đổi như thế nào trong 20 năm qua.

Sau vụ tấn công Tòa tháp đôi vào ngày 11/9/2001 khiến một cặp tòa nhà chọc trời 110 tầng ở Manhattan sụp đổ, nhiều người đã đặt ra câu hỏi về tương lai của các tòa nhà cao tầng.

James von Klemperer, chủ tịch của Kohn Pedersen Fox, công ty chịu trách nhiệm thiết kế 4 trong số 10 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng 11/9 sẽ chấm dứt tham vọng vươn cao bấy lâu nay”.

Tuy nhiên, rõ ràng điều đó đã không xảy ra, trên thực tế, 20 năm qua đã chứng kiến sự bùng nổ của các siêu tháp trên khắp thế giới.

Von Klemperer chia sẻ với Dezeen: “Đó không phải là vấn đề quan điểm, thực tế nó đã không ngăn cản được chúng tôi ngày càng xây cao. Rất nhiều nhà cao tầng đã được xây dựng hơn so với trước đây. Vì vậy, có thể nói đây đang là thời kỳ phục hưng của thiết kế và phát triển các tòa nhà xảy ra sau ngày 11/9”.

Sự sụp đổ của Tòa tháp đôi khiến các kiến ​​trúc sư phải xem xét lại mức độ an toàn của các tòa nhà chọc trời

“Ý tưởng về những tòa nhà chọc trời như một biểu tượng của sự tiến bộ và quyền lực chưa bao giờ biến mất”

Cùng với sự gia tăng số lượng của các tòa nhà trong 20 năm qua, chiều cao của các tòa nhà chọc trời cũng tăng lên đáng kể.

Theo Ken Lewis, kiến trúc sư của SOM, công ty thiết kế tòa nhà cao nhất thế giới: “Một trong những thay đổi quan trọng nhất đối với thiết kế nhà chọc trời trong 2 thập kỷ qua là sự gia tăng nhanh chóng của các tòa nhà siêu cao – những tòa nhà có chiều cao lên tới hơn 300m.

Vào năm 2000, có khoảng 25 tòa tháp siêu cao trên thế giới. Ngày nay, con số đã lên đến hơn 200, chưa kể các tòa nhà đang xây dựng. Ý tưởng về những tòa nhà chọc trời như một biểu tượng của sự tiến bộ và quyền lực thực sự chưa bao giờ biến mất.

Eui-Sung Yi, đối tác của Morphosis ở Los Angeles cho rằng vụ tấn công 11/9 trực tiếp dẫn đến việc tạo ra các tòa nhà siêu cao đầy tham vọng. “Lý do tại sao các tòa tháp được nhắm mục tiêu là vì tầm vóc biểu tượng của chúng. Vì vậy, các tòa nhà chọc trời tồn tại đã không biến mất mà ngược lại còn sinh sôi nảy nở”.

Tòa nhà siêu cao Burj Khalifa bắt đầu được xây dựng chỉ ba năm sau các vụ tấn công

An ninh tòa nhà là yếu tố trung tâm

Hỗ trợ sự gia tăng đáng kể của các tòa nhà siêu cao là những cải tiến hiện đại của hệ thống an ninh. Về mặt vật lý, việc bảo vệ phần khối đế tòa nhà bằng lớp thanh chắn xe cộ và lớp phủ chống cháy nổ là tiêu chí chính. Hệ thống hậu cần và lối vào tòa nhà cần được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo không có bãi đậu xe ở các phần nhạy cảm của bất kỳ tòa nhà nào. Do đó, các kiến trúc sư phải tìm ra giải pháp tăng tiện ích cho cư dân khi kết hợp các biện pháp an ninh vào trong tòa nhà. Các kỹ thuật này bao gồm triển khai công nghệ thông minh như nhận dạng khuôn mặt để theo dõi những người trong tòa nhà mà không làm cản trở quá trình di chuyển ra vào của họ.

Lepine nói thêm: “Không ai muốn xây một pháo đài không được đón nhận. Vì vậy các giải pháp thông minh tiếp tục được phát triển với hệ thống an ninh được tăng cường, kiểm soát tất cả các cấp độ truy cập của tòa nhà”.

Thiết kế lối thoát hiểm được xem xét lại

Theo Lewis, đối tác của SOM, cách trực tiếp nhất mà sự kiện 11/9 tác động đến thiết kế nhà chọc trời không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Và nhiều quốc gia bắt đầu hợp tác chia sẻ quy tắc xây dựng và phương pháp thiết kế, xây dựng các siêu tòa nhà.

Ông nói “Hậu quả của ngày hôm đó đã dẫn đến việc kết hợp các mã xây dựng quốc tế vào các mã địa phương trên toàn thế giới.

Ngày nay, có sự chồng chéo lớn giữa các quy chuẩn xây dựng ở khắp mọi nơi. Việc có một tiêu chuẩn phổ quát hơn cho phép kiến trúc sư và kết cấu sư chia sẻ thông tin, học hỏi cốt lõi thiết kế và an toàn tính mạng một cách hiệu quả”.

Georgina Robledo, đối tác liên kết tại hãng phim Rogers Stirk Harbour + Partners của Vương quốc Anh, đã thiết kế một tòa nhà chọc trời, nói với Dezeen rằng một trong những thay đổi lớn nhất đối với quy tắc xây dựng liên quan đến lối thoát hiểm, sau khi đánh giá việc sơ tán Tháp đôi ở Mỹ.

Tại tòa tháp đôi chỉ có một số cầu thang thoát hiểm hẹp dẫn đến việc di tản chậm sau các cuộc tấn công. Cầu thang cắt kéo hiện không được khuyến khích và cần có những lối thoát hiểm hợp lý hơn. Cầu thang cần rộng hơn và chiếu sáng dự phòng trở thành yêu cầu bắt buộc.

Thang máy chuyên dụng để lính cứu hỏa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ngày càng phổ biến, bên cạnh thang máy sơ tán cư dân như một giải pháp hỗ trợ cho cầu thang bộ. Yêu cầu đặt ra phải đa dạng và tách biệt các phương tiện thay thế để thoát hiểm.

Công nghệ thang máy được sử dụng trong các tòa nhà chọc trời cũng đã được cải thiện về tốc độ và hiệu quả trong việc di chuyển qua các tầng, có nghĩa là mọi người có thể di tản khỏi tòa nhà nhanh hơn trước đây rất nhiều.

Trung tâm Thương mại World Trade Center của SOM được xây dựng trên địa điểm của Tháp Đôi

Bê tông chịu lực trở nên phổ biến

Các vật liệu được sử dụng để xây dựng các tòa nhà chọc trời cũng đã được xem xét lại trong 20 năm qua. Lõi của tòa nhà có chứa lối thoát hiểm thường được xây dựng bằng bê tông chống cháy chịu lực cao.

Tại World Trade Center, các lõi cầu thang của Tháp Đôi chứa trong các tấm thạch cao có độ bền thấp. Sau cuộc tấn công, chúng bị phá hủy hoàn toàn tại các khu vực chịu tác động và làm mắc kẹt dân cư trong tòa nhà.

Lewis, đối tác của SOM cho biết: “Sự kiện 11/9 thực sự đã đưa về bản chất quan trọng của cốt lõi tòa nhà, đồng thời tất cả mọi thứ nằm trong cốt lõi đó”.

Các lõi bê tông cường độ cao hiện nay đã trở nên phổ biến, kết hợp với một lượng lớn các thanh cốt thép đặc biệt thường được kết hợp để che chắn.

Cầu thang trong các tòa nhà chọc trời hiện đại cũng là cầu thang áp suất cao, chúng ngăn khói thấm qua các cánh cửa đóng để tạo điều kiện tốt hơn cho việc tiếp cận thoát hiểm và chữa cháy. Robledo nói thêm: “Việc làm cứng và áp suất của cầu thang cho phép không gian được thông gió nhưng không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ hỏa hoạn”.

Những tòa nhà xuyên thủng mây trắng ở Dubai

Sử dụng dự phòng tích hợp ngăn chặn sụp đổ

Trong 2 thập kỷ qua, các kỹ sư đã phát triển cách để tạo ra cấu trúc với khả năng dự phòng tích hợp – nghĩa là các tòa nhà chọc trời thường được thiết kế để chống lại sự sụp đổ liên tục.

Sụp đổ liên tục là sự cố kết cấu của một tòa nhà, xảy ra khi một phần tử kết cấu chính bị hỏng và gây ra sự cố cho các phần tử liền kề. Đây là những gì xảy ra tại Tháp đôi sau vụ tấn công, vì hỏa hoạn và nhiệt độ cao do va chạm dẫn đến các tấm sàn bị võng và kết cấu thép bị xô lệch.

Adrian Smith, người đã thiết kế tòa nhà cao nhất thế giới khi làm việc tại SOM và đồng sáng lập studio chuyên gia về nhà chọc trời Adrian Smith + Gordon Gill Architecture, cho biết rằng dự phòng tích hợp giúp ngăn ngừa sự cố kết cấu khi các phần tử bị hư hỏng.

“Nếu có một máy bay khác tấn công thì ý tưởng sẽ là, nếu nó lấy đi một cột thì các cột khác phải đủ vững chắc để chịu tải trọng khi cấu trúc bị thiếu khuyết”. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế của Smith về Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng chỉ 3 năm sau vụ tấn công khủng bố.

Nỗ lực tạo ra tòa nhà cao cấp hỗn hợp

Những thay đổi khác đối với việc thiết kế tòa nhà chọc trời trong 20 năm qua không liên quan đến sự kiện 11/9 bao gồm tăng cường chức năng cho tòa nhà thay vì chỉ dành riêng cho văn phòng.

Đối tác của Morphosis tại New York, Ung Joo Scott Lee cho biết đây là một trong những thay đổi tích cực nhất trong thiết kế nhà chọc trời vì nó đảm bảo rằng cấu trúc này mang đến lợi ích cộng đồng rộng lớn hơn.

“Từ một quan điểm tích cực, tôi nghĩ rằng cuộc thảo luận về hình dáng tòa nhà đã mở rộng hơn, làm thế nào để tạo ra những thứ có thể giúp ích cho khía cạnh chung của tòa tháp. Có một nỗ lực lớn hơn nhiều trong việc thận trọng tìm ra cách thức xây dựng tòa tháp cao đa dụng để cho phép nhiều người thuê và nhiều không gian khác nhau”.

Các tòa nhà chọc trời hỗn hợp như Tháp Azrieli của KPF ngày càng trở nên phổ biến

Thiết kế nhà chọc trời được tiến hành trong thế giới ảo

Hình dáng bên ngoài tòa nhà cũng đã được cải thiện đáng kể với mục đích nâng cao hiệu suất môi trường cho các tòa nhà chọc trời. Robledo giải thích “Hiệu suất của lớp vỏ được nâng cao, điều đó cho phép kiểm soát năng lượng tốt hơn”.

Theo Lewis, sự cải tiến này được hưởng dẫn hiệu quả nhờ công nghệ kỹ thuật số, đảm bảo các tòa tháp có thể được xây dựng một cách kinh tế hơn so với trước đây. Ông giải thích “Thiết kế tính toán đã tiến bộ đến mức chúng tôi có thể làm việc trên những phần mềm này hiệu quả hơn nhiều, lặp lại chúng hàng trăm lần, nếu không muốn nói là hàng nghìn lần so với bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ.

Thiết kế được thực hiện 3 chiều trong một thế giới ảo, nơi chúng tôi có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động và môi trường một cách gần gũi và sát với thực tế nhất”.

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Dezeen.com

Tin tức liên quan

  • Thông báo danh sách sinh viên đạt học bổng IB Creation 2023

    Sau hơn 1 tháng triển khai chương trình học bổng IB Creation 2023, cuộc thi đã chính thức đi đến hồi kết. IBSTAC (IB) xin chân thành cảm ơn sự đón nhận và tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên khoa Kiến trúc, Quy hoạch của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

  • 8 suất học bổng IB CREATION dành tặng sinh viên Đại học Kiến Trúc năm 2023

    Học bổng IB Creation được Ibstac Architects & Planners phát triển từ năm 2017, đã chắp cánh cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch. Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, chương trình cung cấp một nền tảng vững chắc cho các em sinh viên, giúp các em xây dựng mục tiêu, vững vàng kiến thức, nâng cao khả năng thực chiến và mở rộng …

  • Ibstac vinh dự nhận Giải bạc tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023

    Tối ngày 25/4 vừa qua, trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023, Ibstac Archictects & Planner đã vinh dự nhận Giải Bạc trong hạng mục Kiến trúc Nhà ở, với công trình The Zen Residence. Việc nhận được vinh danh ở giải thưởng danh giá này là sự công nhận, tôn vinh của cộng đồng kiến trúc sư với nỗ lực đem đến …

  • Quy hoạch trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)

    Trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) được thiết kế với tầm nhìn “Công trình có tầm nhìn vượt thời gian, là công trình của sự đổi mới cho thế hệ mai sau” (Steve Jobs). Công trình mang đến văn phòng mơ ước của mọi nhân viên mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Không gian văn phòng luôn được thiết kế mở để …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Xanh – Văn hóa” sẽ là xu hướng trong thiết kế kiến trúc

    “Nếu mô tả ngắn gọn tiêu chí hướng tới trong kiến trúc của mình, tôi sẽ chọn “XANH, VĂN HÓA“. 1. Ông có đặt ra cho mình nguyên tắc riêng trong hành nghề không? Các thiết kế của chúng tôi hướng hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, trong đó thiết kế đảm bảo tính đương đại, hài hòa với tự nhiên, mang đậm nét văn hóa bản địa. …

  • Top 10 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất Việt Nam 2023

    Dù công trình lớn hay nhỏ, tư vấn thiết kế kiến trúc là hạng mục rất quan trọng, đảm bảo thành công của dự án. Một thiết kế kiến trúc tốt sẽ mang lại giá trị cao cho người sử dụng, tối ưu công năng, diện tích và ngân sách cho chủ đầu tư. Top 10 công ty tư vấn thiết kế tốt nhất Việt Nam 2023 được sắp xếp …

  • Tư vấn thiết kế tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong kiến trúc

    Tư vấn thiết kế Tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng Anh, tư vấn thiết kế là design consultancy.

  • Tính nhất quán và đổi mới trong triết lý thiết kế của Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn

    Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chúng đều có một sợi dây liên kết chung – đó là sự theo đuổi không ngừng trong việc gia tăng giá trị của công trình kiến trúc cũng như xây dựng đô thị bền vững trong đời sống hiện đại. 1. So với thời …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Đến với kiến trúc với một chữ “duyên”

    Thật khó để sắp xếp một buổi trò chuyện với Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Giữa những bộn bề đồ án đang dang dở, Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã có những chia sẻ rất nghề, rất đời về một chặng đường vừa qua. 1. Xin chào Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn. Được biết ông đến với kiến trúc …

  • 12 cây cầu trên không vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật

    Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố. Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những …