7 cách sử dụng kính khác nhau để các kiến trúc sư, nhà thiết kế tạo ra ánh sáng, không gian hiện đại và huyền ảo.

Tấm kính phản chiếu màu đen trong hiệu sách Guiyang Zhongshuge tạo ra một sảnh gương huyền ảo (Ảnh: Shao Feng)

Hiệu ứng âm thanh kính vỡ đã trở nên kinh điển của các vở hài kịch cổ điển trong một thời gian dài. Bất cứ khi nào có một vật thể bay ra khỏi màn hình hoặc sân khấu, âm thanh này sẽ ngay lập tức vang lên một nhịp sau đó. Đến tận bây giờ, người ta vẫn còn thích thú với trò đùa vô hại này, tuy nhiên chẳng bao lâu nữa, ý tưởng về quả bóng đá ném qua cửa sổ nhà hàng xóm của cậu học sinh bất hảo sẽ gặp phải sự chất vấn và coi thường.

Điều này là do sản phẩm thủy tinh hiện đại hoàn toàn khác với tổ tiên của chúng. Mạnh mẽ và ổn định, mềm dẻo và có thể định vị chính xác ở mọi nơi, từ trong suốt đến mờ. Tất cả đều là những đặc điểm khiến kính trở nên nổi bật, phù hợp với cả ứng dụng cũ và mới, trong cả kiến trúc và nội thất.

Mặt tiền bên ngoài

Mặt kính phản chiếu ánh sáng mặt trời mà ít vật liệu xây dựng khác làm được. Những tòa nhà bằng kính tỏa sáng trên đường phố như những viên kim cương. Trong các dự án khu dân cư như căn hộ áp mái Urca ở Rio de Janeiro, Brazil, các cửa kính trượt lớn mang đến sự phản chiếu cảnh quan một góc rộng. Tại các tòa nhà văn phòng hiện đại, mặt tiền bằng kính mang đến tầm nhìn tuyệt vời ra bên ngoài cho các phòng giám đốc.

Ở tòa nhà hỗ trợ Europ ở Paris, Pháp còn tiến xa hơn một vài bước. Sử dụng kính Madras Transparency nhiều lớp, các tông màu nổi bật được thêm vào mặt tiền để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Sau đó, ánh sáng LED được đưa vào kính và trải đều trên các điểm bề mặt, tạo nên sự biến đổi đầy màu sắc của tòa nhà vào ban đêm.

Kính Madras của tòa nhà Hỗ trợ Europ được trang bị ánh sáng LED (Ảnh: Fernando Guerra & AO-Photos)

Nội thất bên trong

Đôi khi điểm mạnh nhất cũng có thể là điểm yếu lớn nhất. Độ trong suốt vượt trội của kính trở nên hoàn hảo để đón ánh sáng vào trong không gian, nhưng mặt trái là tạo nên sự thiếu riêng tư.

Ở Bogota, Colombia, các nhà thiết kế đã kết hợp lớp kính bên trong với lớp kim loại đục lỗ. Vật liệu kép này mang đến cho tòa nhà vẻ lấp lánh từ bên ngoài, lớp áp bên dưới giống như một lớp ren dẫn truyền ánh sáng vào không gian một cách tinh tế. Trong khi các hoa văn đục lỗ tạo ra một vũ điệu ánh sáng thú vị trong hồ bơi, các phòng trị liệu của spa, thì các vách ngăn kính phản chiếu đảm bảo sự riêng tư cho họ.

 

Bogotá’s Spa Chairama kết hợp kính với kim loại cắt laser có hoa văn để tạo nên một mặt tiền với lớp phủ tường bên trong phức tạp (Ảnh: Sergio Gomez)

Trần nhà

Với khả năng cường lực và độ trong suốt, vật liệu kính thích hợp cho cả mái nhà và tường. Trên thế giới, có những ngôi nhà đã sử dụng kính trong hơn 100 năm, thật dễ dàng để ngồi trong nhà và nhận biết thời tiết bên ngoài.

Quán cà phê 27 ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã giải quyết vấn đề tăng nhiệt bằng cách đặt mái vòm bằng gỗ mỏng phía trên trần kính. Cùng với việc ngăn chặn và khuếch tán ánh nắng trực tiếp, các đường gỗ tạo ra mô hình song song của ánh sáng và bóng tối, các đường sọc này trở thành một điểm nhấn thú vị của nội thất, bao gồm lớp phủ tường đá phiến và thảm thực vậy. Tất cả điều đó tạo nên cảm hứng về sự hài hòa với thiên nhiên.

Quán cà phê 27 chống lại sự tăng nhiệt của mặt trời bằng trần kính với các thanh gỗ, được bố trí để cản bớt ánh nắng chói chang (Ảnh: YiHuai Hu)

Sàn kính

Mặc dù sàn kính thoạt đầu có vẻ kì lạ và thậm chí hơi đáng sợ, nhưng kính cường lực đương đại là giải pháp kiến trúc đảm bảo sự ổn định cao. Căn hộ áp mái ở Urca, Rio de Janeiro vừa dùng kính để làm cửa sổ nhìn ra bên ngoài, vừa là cửa sổ thẳng đứng dẫn đến các phần khác của ngôi nhà. Ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua trần nhà bằng kính trước khi đi vào giếng trời giao nhau với vách ngăn của lối đi bằng kính tráng men.

Trong khi đó, chất lượng phản chiếu của thủy tinh lại mang đến cho hiệu sách Guiyang Zhongshuge ở Quý Dương, Trung Quốc vẻ đẹp huyền ảo như mơ. Sàn kính đen trong như pha lê trải rộng, bao quanh du khách một thế giới văn học uốn lượn, trên đầu, ôm trọn và dưới chân.

 

Các mặt kính của hiệu sách Guiyang Zhongshuge tạo nên một thế giới trong mơ của những câu chuyện (Ảnh: Shao Feng)

Phân khu vực

Nếu bạn không thích sự giới hạn bởi các bức tường và cánh cửa đóng kín, kính là vật liệu có thể mang lại sự sáng bóng và lấp lánh cho không gian nội thất. Kính thường được lựa chọn cho cửa, tường và vách ngăn do đặc tính trong suốt và chất lượng cách âm tốt. Bên cạnh đó, tính linh hoạt của kính giúp dễ dàng tạo hình, tạo hoa văn và chiếu sáng để dựng lên vách ngăn điêu khắc và nghệ thuật tuyệt vời.

Ví dụ như tại nhà hàng Moya ở Como, Ý, những tấm kính mỏng, đơn giản được thắp sáng phần đế và xếp chồng một cách ngẫu nhiên, cảm giác như một khu rừng kính nhỏ. Cùng với các hiệu ứng trang trí nổi bật, mang đến sự biến đổi tinh tế giữa các không gian trong cùng một khu vực.

Kính trong suốt tạo nên sự sắp đặt nổi bật và chia khu vực một cách tinh tế trong nhà hàng Moya ở Como, Ý (Ảnh: Andrea Martiradonna)

Đồ nội thất

Không chỉ là một bề mặt phẳng, các đặc tính tự nhiên khác của kính như độ bền, tính vệ sinh khiến nó trở nên hoàn hảo để sử dụng trong đồ nội thất cao cấp. Thông thường, kính được dùng để làm mặt bàn, cửa tủ kiểu dáng đẹp và tối giản. Tuy nhiên sản phẩm Violet Blisssuite từ In Out Studio mới đây được ví như một bức thư tình cho vật liệu. Tiêu biểu như nội thất phòng khách sạn ở Marbella và Barcelona, ​​Tây Ban Nha bao gồm tấm phủ tường bằng kính, đầu giường có đèn nền, đèn kính treo, sàn khảm thủy tinh. Bao bọc xung quanh là các bức tường kính, trải xuống bậc thang như một lớp thảm sang trọng, các cặp bàn kính gấp, bệ kính chậu đôi trong phòng tắm và vách kính ngăn khu vực bồn tắm, giường ngủ tạo sự riêng tư.

Các phòng khách sạn Violet Blisssuite sử dụng kính trong tất cả các ứng dụng của nó (Ảnh: Gonzalo Botet)

Không gian riêng tư

Noses có thể phản đối ý tưởng đặt không gian riêng tư sau lớp kính trong suốt, nhưng kính vẫn tiếp tục là một trong những vật liệu sáng tạo nhất. Khi gắn vật liệu với các tinh thể lỏng phản ứng với dòng điện chạy qua, các tinh thể sắp xếp và thủy tinh xuất hiện một cách trong suốt như bình thường. Tuy nhiên, khi không có dòng điện chạy qua, các tinh thể trở lại trạng thái trước đó khiến thủy tinh trở nên mờ đục hoàn toàn.

Phòng trưng bày White Cave ở Bắc Kinh là một ví dụ. Đây là một khu bán lẻ nội thất sang trọng, trong đó có khu phòng VIP đặc biệt. Sau khi thu hút khách vãng lai với màn hình hiển thị lớn, lớp kính sẽ biến thành tấm chắn mờ, tạo không gian quan sát riêng cho khách hàng VIP.

 

Kính riêng tư cho phép không gian bán lẻ này hoạt động như một cửa hàng truyền thống và một khu vực quan sát VIP riêng tư (Ảnh: Weiqi Jin)

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Architonic.com

Tin tức liên quan