Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố.
Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những năm gần đây nhờ sự tiến bộ trong công nghệ kĩ thuật.
Dưới đây là 12 trong số những cây cầu hiện đại hấp dẫn nhất thế giới:
DJI Sky City, Trung Quốc, bởi Foster + Partners, 2022
Trụ sở chính của studio Anh Foster + Partners tại Thâm Quyến cho nhà sản xuất máy bay không người lái DJI bao gồm 2 tòa nhà chọc trời cao 200m được nối nhau bằng một cây cầu treo ngoài trời.
Bản thân cây cầu cao 105m so với mặt đất và dài 90m được gắn với lõi thanh trượt thẳng đứng của các tháp canh.
Tháp đôi Petronas, Malaysia, bởi César Pelli, 1998
Được thiết kế bởi cố kiến trúc sư người Mỹ gốc Argentina César Pelli, Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur được cho là đã khởi đầu cho làn sóng cầu trên không nổi lên trong thế kỷ 21.
Đây là tòa tháp cao nhất thế giới từ năm 1998 đến 2004 ở độ cao 451m, và đến nay vẫn là tòa tháp đôi cao nhất thế giới.
Trụ sở chính toàn cầu của Tencent, Trung Quốc, bởi NBBJ, 2018
Ba cây cầu lớn được bao phủ bởi các lam nhôm màu đồng, kết nối các tòa tháp của Trụ sở chính toàn cầu của Tencent tại Thâm Quyến, do NBBJ thiết kế.
Cây cầu thiết kế nhằm khuyến khích nhân viên của công ty công nghệ tăng cường giao lưu trò chuyện. Giữa cây cầu có trung tâm y tế, thư viện, đường chạy bộ và thậm chí là cả sân vận động cỡ lớn.
Marina Bay Sands, Singapore, bởi Safdie Architects, 2011
Kiến trúc sư người Canada gốc Israel Moshe Safdie được mệnh danh là vua của cầu vượt với khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands – một trong những biểu tượng kiến trúc ở Singapore.
Ba tòa tháp cao 57 tầng của khu vực hợp được bao phủ bởi một khu vườn trên cao với chiều dài 65m mỗi bên. Trong một cuộc phỏng vấn với Dezeen, Safdie cho biết dự án đại diện cho “một loại lĩnh vực công cộng mới”.
Sky Habitat, Singapore, bởi Safdie Architects, 2016
Đây là một dự án khác ở Singapore của Safdie Architects, Sky Habitats bao gồm một cặp tòa tháp chung cư có ban công được nối với nhau bằng ba lối đi bộ trên không.
Những cây cầu giàn màu trắng nhằm mục đích cung cấp không gian ngoài trời chung cho cư dân dưới dạng khu vườn trên cao, bao gồm một bể bơi vô cực trên cây cầu cao nhất.
The Crystal, Trung Quốc, bởi Safdie Architects, 2020
Tại khu phức hợp Raffles City ở Trùng Khánh, cầu trên không pha lê kết nối bốn tòa nhà chọc trời cao 250m.
Được Safdie Architects mô tả là một “tòa nhà chọc trời nằm ngang”, The Crystal là một ống thép và kính dài 300m chứa các khu vườn, quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ và sảnh khách sạn, với một đài quan sát đáy kính trong suốt.
Trụ sở CCTV, Trung Quốc, bởi OMA, 2012
Kiến trúc sư người Hà Lan Rem Koolhaas đã tìm cách xác định lại hình thức truyền thống của các tòa nhà chọc trời với Trụ sở CCTV theo trường phái giải cấu trúc ở Bắc Kinh.
Hai tòa tháp cao 234m của tòa nhà được nối với nhau ở các tầng trên bằng một bộ phận liên kết đúc hẫng dài 75m. Điều này tạo ra hình dáng tổng thể đặc biệt của nó, được mô tả là “vòng quay ba chiều”.
Tòa nhà Đồng Mỹ, Hoa Kỳ, bởi SHoP Architects, 2017
Các tầng 27 đến 29 của những tòa nhà chọc trời uốn cong ở Manhattan do SHoP Architects thiết kế này được nối với nhau bằng một cây cầu trên cao dài 30 mét và nằm ở độ cao 91 mét so với mặt đất.
Cây cầu ba tầng có bể bơi phân làn trong nhà, bồn tắm nước nóng, quầy bar và sảnh tiếp khách cho cư dân của khu chung cư cao cấp.
Sky Pool, Vương quốc Anh, bởi HAL, 2021
Sky Pool gây tranh cãi là một cây cầu bể bơi trong suốt treo lơ lửng trên không trung 35 mét giữa hai tòa nhà tại khu phát triển Embassy Gardens ở phía tây nam London.
Người sáng lập HAL Hal Currey cho biết: “Độ trong suốt, sự nhẹ nhàng khi chạm vào và thực tế là nó nằm giữa hai tòa nhà khiến nó trở nên độc đáo – và nó thu hút trí tưởng tượng, thực tế là những người bơi có thể nhìn thấy mặt đất và những người bên dưới có thể nhìn thấy bầu trời”.
ME Dubai, UAE, bởi Zaha Hadid Architects, 2020
Nhìn từ phía trước, khách sạn ME Dubai của Zaha Hadid Architects dường như là một khối lập phương khổng lồ.
Nhưng nhìn ngược lại cho thấy nó thực tế là một cặp tháp được nối với nhau ở phía dưới và phía trên, với một cây cầu 3 tầng treo lơ lửng 71m trong bầu trời phía trên, giếng trời phía dưới.
Collins Arch, Úc, bởi Woods Bagot và SHoP Architects (2020)
Các tòa tháp thuôn nhọn cao 164m của Collins Arch, một tòa nhà chọc trời đa năng ở Melbourne do Woods Bagot và SHoP Architects thiết kế, được nối với nhau trên đỉnh bằng một cầu vượt tám tầng.
Bill Sharples, người sáng lập SHoP Architects, cho biết: “Cây cầu nối giữa hai tòa nhà không chỉ đơn giản là trang trí. Nó mở ra tầm nhìn khoáng đạt, tràn ngập ánh sáng mặt trời cho văn phòng, khách sạn và cư dân của tòa nhà, đáp ứng các yêu cầu về không gian công cộng và thương mại”.
Tháp Bundang Doosan, Hàn Quốc, của Kohn Pedersen Fox (2021)
Công ty Kohn Pedersen Fox của Mỹ đã thiết kế Tháp Bundang Doosan nối tiếp thành công của Seoul, với hai khối nhà trên đỉnh là một cây cầu trên cao 100m tạo thành một hình chữ nhật mở.
Tòa nhà văn phòng nằm tại cửa ngõ Đường cao tốc Gyeongbu, một con đường huyết mạch chính dẫn vào thành phố với khoảng 1.2 triệu tài xế sử dụng mỗi ngày.
Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Dezeen
Xem thêm
Từ mặt tiền đến nội thất: Cách sử dụng kính để kiến tạo không gian hiện đại
Tại sao những tòa nhà cao nhất thế giới không được xây dựng ở Hoa Kỳ nữa?
Bùn, đất sét, tinh thần cộng đồng… và một người kiến trúc sư vĩ đại
5 phong trào nghệ thuật có ảnh hưởng lớn tới kiến trúc
Kiến trúc tương lai cần được xây dựng từ bản sắc văn hóa