Ngày 15 tháng 3 vừa qua, Francis Kéré đã trở thành kiến trúc sư người Phi đầu tiên giành được giải thưởng Pritzker, giải thưởng danh giá nhất trong ngành kiến trúc.

Từ cậu bé thổ dân nghèo đến kiến trúc sư vĩ đại

Francis Kéré là một thổ dân sinh ra và lớn lên tại ngôi làng Gando, Burkina Faso – một quốc gia nghèo ở vùng Tây Phi. Ngôi làng ông sinh ra không có điện, không có nước sạch và cũng chẳng có trường học. Kéré là con trai cả của trưởng làng và là người đầu tiên trong làng được đi học. Năm 7 tuổi, ông bắt đầu rời xa gia đình, lên thành phố cùng với chú để bắt đầu việc học tập của mình.

Sau khi nhận được 2 học bổng của Đức, ông bắt đầu theo học nghề mộc vào năm 1985. 10 năm sau đó, ông bắt đầu theo học ngành kiến trúc tại Technische Universität Berlin, một trong những trung tâm giáo dục uy tín nhất châu Âu. Năm 2004 ông nhận bằng tốt nghiệp về cơ khí và kiến trúc.

Con đường này đã mở ra cho ông cơ hội lớn để cống hiến và giúp đỡ những người dân quê nhà. Công trình đầu tiên, ông muốn xây dựng một ngôi trường tại chính quê hương Gando. Nhưng làm thế nào khi ông chỉ là một sinh viên nghèo? Kéré đã vừa thiết kế vừa gây quỹ, ông đã kêu gọi các bạn sinh viên học cùng tiết kiệm tiền café, thuốc lá để ủng hộ. Sau hơn 2 năm, ông đã quyên góp được số tiền 50.000 đô la đầu tiên để hiện thực hóa ước mơ của mình – theo ông mô tả “Đây thật sự là một điều kỳ diệu”.

Công trình đầu tiên

Khi ông về Gando báo tin, dân làng đã hết sức vui mừng. Tuy nhiên, khi thông báo sẽ dùng đất sét để xây dựng, họ lại có phần do dự và nghi ngờ, bởi “ngôi nhà bằng đất sét thậm chí còn không thể trụ vững qua nổi một mùa mưa, vậy mà Francis lại muốn chúng ta dùng đất sét để xây trường học. Cậu ấy đã tốn rất nhiều thời gian để du học ở châu Âu thay vì làm việc với chúng ta ngoài đồng ruộng, vậy mà lại làm những thứ này sao?”

Khi ấy, người dân làng Gando sử dụng đất sét để xây dựng tất cả công trình, nhưng họ lại không tìm thấy bất kỳ sự cải tiến nào với bùn. Francis đã thuyết phục tất cả người dân trong làng tham gia vào quá trình làm việc để chứng kiến phương pháp cải tiến của ông. Những người phụ nữ, đàn ông, thanh niên trai tráng đều bắt tay vào xây dựng.

Vẫn sử dụng các kỹ thuật truyền thống làm nền tảng, ông đã có những cải tiến vô cùng hiệu quả. Tường của trường học dựng lên bằng đất sét ép ở Gando, kết cấu mái được làm từ bê tông, có kèo bên trong là các thanh thép giá rẻ. Bài toán khó ở đây là tạo ra sự thông gió cho lớp học, tránh cái nóng thiêu đốt 45 độ ở châu Phi. Kéré đã tạo ra những lỗ thông khí trên tường, kết hợp cùng cửa sổ lá sách để tạo ra luồng thông khí hiệu quả.

 

 

Tinh thần bản địa mạnh mẽ

Điểm đặc trưng trong thiết kế của Kéré, đó là sự thiết thực và gần gũi, ông lựa chọn các loại vật liệu gắn liền với lịch sử sinh sống của bộ lạc, kết hợp cùng những cải tiến kỹ thuật được lãnh hội từ trường đại học. Từ đó giải quyết trọn vẹn các nhu cầu cơ bản trong một mức ngân sách hạn chế, định nghĩa lại tính bền vững, điều chỉnh các kỹ thuật xây dựng địa phương. Tất nhiên, vẫn bảo toàn được vẻ đẹp của kiến trúc.

Tinh thần bản địa được thể hiện rõ ràng và xuyên suốt trong các công trình của Kéré, đặc biệt, chúng thể hiện mục đích nhân văn và sự khiêm nhường trong cách xây dựng: hòa hợp cùng thiên nhiên và tận dụng những yếu tố sẵn có.

Tiêu chí sáng tạo trong kiến trúc của ông hướng đến sự bền vững mang tính cộng đồng, lấy con người là trung tâm của kiến trúc nhưng vẫn phát triển hài hòa dưới cùng một mái nhà của mẹ thiên nhiên. Diébedo Francis Kéré quan niệm rằng mình cần tạo ra cầu nối, liên kết giữa kỹ thuật xây dựng truyền thống (vốn rất hiệu quả trong điều kiện khí hậu bản xứ) và công nghệ hiện đại (giúp gia tăng hiệu quả sử dụng công trình). Ông tin vào sự hiện hữu và giá trị của kinh nghiệm truyền thống, rằng mỗi người trong bộ lạc đều đóng góp để triển khai các dự án cộng đồng mà ông vận động. Kéré khiêm tốn chỉ nhận về mình mỗi phần công lao về công nghệ.

Kiến trúc của Diébedo Francis Kéré không chỉ là sự hòa quyện tri thức khoa học, công nghệ với truyền thống địa phương, chúng còn là những hình hài đặc sắc của nền văn hóa bản địa, là tâm huyết và ước mơ cống hiện cho nguồn cội của người kiến trúc sư. Ông hy vọng rằng mình có thể khiến cho cộng đồng cảm thấy tự hào khi thực hiện tốt công việc của mình bởi thành công của Kéré ngày hôm nay có được chính nhờ sức mạnh nâng đỡ của họ.

Việc của ông bây giờ là khiến cho mọi người nhận ra kiến trúc có thể giúp cho các cộng đồng kiến tạo nên tương lai của chính họ, rằng tri thức sẽ đem lại sự đổi mới. Và dù có bao nhiêu công nghệ, kỹ thuật hiện đại đi chăng nữa thì nguồn gốc sẽ mãi là cái linh hồn trong những sáng tạo của người kiến trúc sư tài năng này, kiến trúc ông dựng xây sẽ luôn là một phần hòa hợp của thiên nhiên như cách người dân ông sinh sống cả hàng ngàn năm nay.

Ibstac Architects & Planners

Ảnh: Archdaily

Tin tức liên quan

  • Thông báo danh sách sinh viên đạt học bổng IB Creation 2023

    Sau hơn 1 tháng triển khai chương trình học bổng IB Creation 2023, cuộc thi đã chính thức đi đến hồi kết. IBSTAC (IB) xin chân thành cảm ơn sự đón nhận và tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên khoa Kiến trúc, Quy hoạch của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

  • 8 suất học bổng IB CREATION dành tặng sinh viên Đại học Kiến Trúc năm 2023

    Học bổng IB Creation được Ibstac Architects & Planners phát triển từ năm 2017, đã chắp cánh cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch. Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, chương trình cung cấp một nền tảng vững chắc cho các em sinh viên, giúp các em xây dựng mục tiêu, vững vàng kiến thức, nâng cao khả năng thực chiến và mở rộng …

  • Ibstac vinh dự nhận Giải bạc tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023

    Tối ngày 25/4 vừa qua, trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023, Ibstac Archictects & Planner đã vinh dự nhận Giải Bạc trong hạng mục Kiến trúc Nhà ở, với công trình The Zen Residence. Việc nhận được vinh danh ở giải thưởng danh giá này là sự công nhận, tôn vinh của cộng đồng kiến trúc sư với nỗ lực đem đến …

  • Quy hoạch trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)

    Trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) được thiết kế với tầm nhìn “Công trình có tầm nhìn vượt thời gian, là công trình của sự đổi mới cho thế hệ mai sau” (Steve Jobs). Công trình mang đến văn phòng mơ ước của mọi nhân viên mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Không gian văn phòng luôn được thiết kế mở để …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Xanh – Văn hóa” sẽ là xu hướng trong thiết kế kiến trúc

    “Nếu mô tả ngắn gọn tiêu chí hướng tới trong kiến trúc của mình, tôi sẽ chọn “XANH, VĂN HÓA“. 1. Ông có đặt ra cho mình nguyên tắc riêng trong hành nghề không? Các thiết kế của chúng tôi hướng hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, trong đó thiết kế đảm bảo tính đương đại, hài hòa với tự nhiên, mang đậm nét văn hóa bản địa. …

  • Top 10 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất Việt Nam 2023

    Dù công trình lớn hay nhỏ, tư vấn thiết kế kiến trúc là hạng mục rất quan trọng, đảm bảo thành công của dự án. Một thiết kế kiến trúc tốt sẽ mang lại giá trị cao cho người sử dụng, tối ưu công năng, diện tích và ngân sách cho chủ đầu tư. Top 10 công ty tư vấn thiết kế tốt nhất Việt Nam 2023 được sắp xếp …

  • Tư vấn thiết kế tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong kiến trúc

    Tư vấn thiết kế Tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng Anh, tư vấn thiết kế là design consultancy.

  • Tính nhất quán và đổi mới trong triết lý thiết kế của Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn

    Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chúng đều có một sợi dây liên kết chung – đó là sự theo đuổi không ngừng trong việc gia tăng giá trị của công trình kiến trúc cũng như xây dựng đô thị bền vững trong đời sống hiện đại. 1. So với thời …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Đến với kiến trúc với một chữ “duyên”

    Thật khó để sắp xếp một buổi trò chuyện với Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Giữa những bộn bề đồ án đang dang dở, Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã có những chia sẻ rất nghề, rất đời về một chặng đường vừa qua. 1. Xin chào Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn. Được biết ông đến với kiến trúc …

  • 12 cây cầu trên không vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật

    Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố. Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những …