Lựa chọn kiến trúc chưa xây dựng tốt nhất tuần này sẽ giới thiệu các dự án bảo tàng do cộng đồng Archdaily đề xuất. Thông qua công trình được gửi về từ khắp nơi trên thế giới, bài viết khám phá cách thức thiết kế để truyền cảm hứng và thông tin.

Đó là một bảo tàng nghệ thuật phát triển theo chiều dọc ở Phần Lan, một cấu trúc hòa nhập với cảnh quan tại Trung Quốc, hoặc bảo tàng hàng hải được định hình theo bờ biển ở Brazil… Hình tròn là kết cấu chủ đạo cho bảo tàng và các không gian nghệ thuật khác.

Các dự án sau đây sẽ tiết lộ những ý tưởng thiết kế bảo tàng trong các bối cảnh khác nhau, minh chứng sự tiếp cận đa dạng hướng tới việc thiết lập tổ chức học tập.

Núi đan xen

Thiết kế được lấy cảm hứng từ cấu trúc thảo nguyên độc đáo của núi Long Môn. Là một phần của ngọn núi, nơi đây đại diện cho lịch sử về mặt không gian. Một phần của bảo tàng giống như hóa thạch và tạo hình một cửa sổ thời gian.

Tại địa điểm này, núi Long Môn đi qua tòa nhà, xuyên qua không gian được trưng bày bên trong, kéo dài tới phòng triển lãm ở dòng sông phía bên ngoài.

 

Bảo tàng văn học Quốc gia Hàn Quốc

Chúng tôi quyết định hủy địa điểm này để mọi người có thể lấp đầy không gian trống bằng sự tuyệt vời của trí tưởng tượng. Đó sẽ là ánh sáng của tự nhiên và bóng tối, những cái cây phát triển để lại chỗ trống để suy nghĩ về sự chảy trôi của thời gian, những làn gió gợn lăn tăn sóng nước trong ao. Hơn nữa, nó sẽ chứa đầy không gian ký ức của những người tới thăm, ở lại và dành thời gian của họ đắm chìm trong đó.

 

 

Bảo tàng Khoa học Tehran

Nằm ở phía Đông Bắc của 2 xa lộ chính ở Tehran, Bảo tàng Khoa học Tehran được xây dựng trên một khu đất rộng 10ha với nhiều cây xanh. Bản chất của dự án và vị trí độc đáo của khu đất đòi hỏi một thiết kế mang tính biểu tượng cho thành phố. Tòa nhà bảo tàng là một khối lập phương thuôn dài, được nâng đỡ trên hai đỉnh đồi dọc theo sườn núi, đảm bảo ít tác động vật lý đến địa hình, ít ảnh hưởng đến thảm thực vật hiện có và giúp tối ưu địa hình.

 

 

Bảo tàng Văn học Hàn Quốc

Kiến trúc của tòa nhà là một tập hợp các hình dạng ngẫu nhiên, tạo thành bức tường thẳng đứng uốn khúc xuyên qua tòa nhà. Tầng một là không gian hình vòm cắt xuyên qua bức tường, tạo không gian mở rộng rãi cho bảo tàng và các tiện ích cộng đồng. Các vách ngăn bằng kính trong suốt giúp phân tách không gian chức năng khi cần thiết, từ đó hiện thực hóa không gian tượng trưng cho việc thưởng thức văn học Hàn Quốc đa chiều.

 

 

Bảo tàng Hàng hải Brazil

Mặt nước là điểm nhấn xuất sắc của không gian chung tại đây, mang chúng ta tới gần nhau hơn, đồng thời tạo khoảng cách với các mặt nước khác. Đó là những điều chưa biết và không thể đoán trước, những thứ mà các thành phố đương đại dường như đã phủ nhận một cách có lý do.

Chính ở đó, trong không gian chung không đồng nhất này, nơi các tuyến hàng hải giao nhau, nối liền với nhau, xung đột bản sắc văn hóa và tự nhiên khác nhau. Nếu trước đây chân trời của các cuộc phiêu lưu trên biển là gặp gỡ với các vùng đất mới thì ngày nay đó là cuộc gặp gỡ với những vùng biển mới, hay nói đúng hơn là những “điểm chung” mới.

Bảo tàng nghệ thuật Sara Hildén mới ở Tampere

Piippu (có nghĩa là ống khói trong tiếng Phần Lan), một ngọn hải đăng nghệ thuật ở trung tâm Tampere, đồng thời cũng là một bảo tàng linh hoạt với bản sắc kiến trúc độc đáo, gợi nhớ ký ức về khu vực Filayson. Đề xuất của Hey5 về bảo tàng nghệ thuật Sara Hildén mới sẽ biến chiều dọc thành một tài sản, tạo ra sự hiện diện đô thị mạnh mẽ, tôn trọng cấu trúc và kiến trúc địa điểm, đồng thời tăng trải nghiệm của du khách lên những giới hạn mới.

Bảo tàng tàu ngầm Thượng Hải

Bảo tàng tàu ngầm Thượng Hải được xây dựng trên một bãi cạn lịch sử của dòng sông Hoàng Phố, tạo nên thắng cảnh bên bờ sông, đồng thời tôn trọng di sản của địa điểm và kết nối với khu vực đi bộ của địa điểm văn hóa giải trí.

Thiết kế của PES Architects tạo thành một cây cầu tráng gương bắc qua bến tàu, mở rộng lên phía trên với các không gian triển lãm đa chức năng và một nhà hàng. Các hoạt động có thể kéo dài đến bến tàu, nơi được lấp đầy bằng một phần nước, tạo thành cảnh quan nhấp nhô của hồ bơi và lối đi.

 

Phòng trưng bày nghệ thuật Davison

Được thành lập vào năm 1952, Trung tâm Nghệ thuật Davison của Wesleyan có một bộ sưu tâp gồm hơn 25.000 tác phẩm – bao gồm một trong những bộ sưu tập tranh in đẹp nhất tại bất kỳ trường đại học nào ở Hoa Kỳ. Là một dự án lịch sử và quan trọng đối với trường Đại học nghệ thuật tự do có tuổi đời 190 năm lịch sử, tòa nhà nghệ thuật rộng 5,500 foot vuông do PRO thiết kế sẽ giúp nâng cao khả năng phục vụ sinh viên của trường. Đây là tòa nhà nghệ thuật đầu tiên của trường được xây mới trong hơn 50 năm, sẽ giúp khuôn viên trường trở nên nghệ thuật hơn bằng việc tích hợp nghệ thuật thị giác vào cuộc sống hàng ngày. Tòa nhà có mái che rộng và sảnh vách kính giúp phân biệt không gian nghệ thuật với không gian khác.

Bảo tàng Gilcrease

Với ý tưởng tập trung sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, bảo tàng Gilcrease sử dụng bảng màu và vật liệu cho tòa nhà, phản ánh phong cách trang trí nghệ thuật đặc trưng ở Tulsa, bao gồm việc sử dụng đá và kim loại mạ vàng biểu trưng cho tông màu tự nhiên của đất trời. Bảo tàng hướng tầm nhìn ra Trung tâm thành phố và phía Bắc Tulsa cũng như toàn cảnh đồi Osage sẽ tạo ra những khoảnh khắc trải nghiệm cảnh quan tuyệt vời của nước Mỹ cho du khách.

 

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Archdaily.com

Tin tức liên quan

  • Ibstac vinh dự nhận Giải bạc tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023

    Tối ngày 25/4 vừa qua, trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023, Ibstac Archictects & Planner đã vinh dự nhận Giải Bạc trong hạng mục Kiến trúc Nhà ở, với công trình The Zen Residence. Việc nhận được vinh danh ở giải thưởng danh giá này là sự công nhận, tôn vinh của cộng đồng kiến trúc sư với nỗ lực đem đến …

  • Quy hoạch trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)

    Trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) được thiết kế với tầm nhìn “Công trình có tầm nhìn vượt thời gian, là công trình của sự đổi mới cho thế hệ mai sau” (Steve Jobs). Công trình mang đến văn phòng mơ ước của mọi nhân viên mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Không gian văn phòng luôn được thiết kế mở để …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Xanh – Văn hóa” sẽ là xu hướng trong thiết kế kiến trúc

    “Nếu mô tả ngắn gọn tiêu chí hướng tới trong kiến trúc của mình, tôi sẽ chọn “XANH, VĂN HÓA“. 1. Ông có đặt ra cho mình nguyên tắc riêng trong hành nghề không? Các thiết kế của chúng tôi hướng hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, trong đó thiết kế đảm bảo tính đương đại, hài hòa với tự nhiên, mang đậm nét văn hóa bản địa. …

  • Top 10 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất Việt Nam 2023

    Dù công trình lớn hay nhỏ, tư vấn thiết kế kiến trúc là hạng mục rất quan trọng, đảm bảo thành công của dự án. Một thiết kế kiến trúc tốt sẽ mang lại giá trị cao cho người sử dụng, tối ưu công năng, diện tích và ngân sách cho chủ đầu tư. Top 10 công ty tư vấn thiết kế tốt nhất Việt Nam 2023 được sắp xếp …

  • Tư vấn thiết kế tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong kiến trúc

    Tư vấn thiết kế Tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng Anh, tư vấn thiết kế là design consultancy.

  • Tính nhất quán và đổi mới trong triết lý thiết kế của Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn

    Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chúng đều có một sợi dây liên kết chung – đó là sự theo đuổi không ngừng trong việc gia tăng giá trị của công trình kiến trúc cũng như xây dựng đô thị bền vững trong đời sống hiện đại. 1. So với thời …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Đến với kiến trúc với một chữ “duyên”

    Thật khó để sắp xếp một buổi trò chuyện với Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Giữa những bộn bề đồ án đang dang dở, Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã có những chia sẻ rất nghề, rất đời về một chặng đường vừa qua. 1. Xin chào Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn. Được biết ông đến với kiến trúc …

  • 12 cây cầu trên không vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật

    Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố. Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những …

  • 7 tòa nhà cao tầng chọc trời siêu mỏng thay đổi đường chân trời của New York

    Những tòa nhà cao tầng chọc trời hay còn gọi là tháp bút chì, đã bắt đầu mọc lên ngày càng nhiều ở thành phố New York trong thập kỉ qua. Gần đây, tháp cao tầng 111 West 57th Street thiết kế bởi SHoP Architects đã đi vào hoạt động, trở thành tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới.

  • 2022 review: Top 10 tòa nhà chọc trời năm 2022

    Năm 2022 đã chứng kiến nhiều tòa nhà chọc trời hoàn thành, được thiết kế bởi các công ty kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm BIG, Foster + Partners, Alvaro Siza và Snohetta, bao gồm tòa nhà cao nhất Liên minh Châu Âu, tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới và tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới. 111 West 57th Street, Thành phố New …