Thời đại ngày nay, những tiến bộ trong công nghệ và xây dựng đã cho phép các kiến trúc sư hoàn thiện công trình tốt hơn, nhanh hơn và cao hơn, trong khi bầu trời là giới hạn. Cứ sau vài tháng, một tòa tháp dân cư cao nhất hay một tòa nhà văn phòng lại được xây mới, phá vỡ đi các kỷ lục cũ. Nhưng khi thời gian trôi qua và các dự án mới được hoàn thành, các xu hướng cho thấy Hoa Kỳ đang dần mất đi vị trí độc tôn cho danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới, và các thông tin cho thấy, sẽ không có thành phố nào của Mỹ sớm lấy lại kỷ lục này.

Hoa Kỳ là nơi khai sinh ra các tòa nhà chọc trời hiện đại, giữ kỷ lục về những tòa nhà cao nhất thế giới trong suốt phần lớn thế kỷ 20. Trong nhiều năm, Tháp Sears ở Chicago được mệnh danh là đỉnh cao của tiến bộ công nghệ và xây dựng hiện đại cho đến khi tòa tháp đôi Malaysia ra đời vào năm 1997. Sự kiện này dường như đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đua chọc trời, với Dubai, Trung Quốc, các thành phố trên khắp Đông Nam Á cùng tham gia. Với tốc độ hiện đại, số tòa nhà chọc trời cao hơn 500 feet ở Trung Quốc sẽ gấp nhiều hơn 4 lần số tòa nhà cùng chiều cao ở Hoa Kỳ chỉ trong vài năm tới.

Công trình One Vanderbilt – New York đã được hoàn thành chỉ vài tuần trước, và đang giữ ngôi vương trong các tòa tháp văn phòng cao nhất Manhattan với độ cao ấn tượng 1401 feet. Tuy vậy, tòa tháp bắt đầu không thể so sánh với chiều cao khổng lồ các tòa nhà trên thế giới, được xác định tối thiểu là 1969 feet. Trên thực tế, chỉ có một tòa nhà ở Hoa Kỳ liên tục có mặt trong danh sách 10 công trình cao nhất thế giới, đó là Trung tâm thương mại One World (1776 feet). Vậy điều gì đằng sau sự thay đổi này, và liệu Hoa Kỳ có bao giờ hướng tới việc xây dựng siêu cơ cấu của riêng họ trong tương lai? Nghiên cứu cho thấy rằng sự suy giảm nhà cao tầng có thể góp phần làm tăng chi phí xây dựng, các hạn chế do quy chuẩn xây dựng đặt ra và nhu cầu thị trường biến động.

Theo khảo sát của Turner và Townsend vào năm 2018, thành phố New York là nơi có chi phí xây dựng đắt đỏ nhất thế giới, trung bình 362 USD/ Foot vuông. Để so sánh, Hồng Kông đứng thứ 2 với 344 USD/ Foot vuông, Dubai là 134 USD/ Foot vuông, và tại Bắc Kinh là 75 USD/ Foot vuông. Tại Hoa Kỳ, các nhà phát triển thường tìm các nhà đầu tư tư nhân để tài trợ chi phí cho các tòa nhà chọc trời. Với điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, nhu cầu thị trường cũng đổi thay nhanh chóng thì các dự án xây dựng kéo dài nhiều năm sẽ chịu nhiều rủi ro. Ở những quốc gia khác trên thế giới, các dự án thường được tài trợ hoặc có mối liên hệ với chính phủ, giúp khía cạnh tài trở nên ít trở ngại hơn nhiều.

Các thành phố của Mỹ cũng nhạy cảm hơn nhiều với các vấn đề về ánh sáng và bóng đổ của tòa nhà. Năm 1916, Thành phố New York bắt đầu hạn chế xây dựng nhà cao tầng sau khi Tòa nhà Equitable cao 538 Foot hoàn thành ở hạ Manhattan. Tòa nhà đã phủ một cái bóng rộng tới 7 mẫu Anh lên các con phố xung quanh, gây nên một cuộc phản đối lớn của cư dân khu vực đó, những người tuyên bố rằng tòa nhà khiến họ cảm thấy như đang “sống dưới đáy của một hẻm núi”. Như một phản ứng, New York yêu cầu một khoảng lùi để cho phép ánh sáng mặt trời chiếu rọi tới đường phố bên dưới. Các quy tắc phân vùng chỉ mở rộng để hạn chế hơn nữa hình dạng và chiều cao của tòa nhà.

Những bóng đen phủ khắp cảnh quan đô thị vẫn gây ra sự không hài lòng của các nhà bảo tồn thành phố, thu hút sự phản đối của các hội đồng cộng đồng, các nhà phê bình (bao gồm cả Warren St. John, người đã viết một bài về vấn đề này trên New York Times). Các tổ chức cho rằng người dân nên có nhiều tiếng nói hơn trong sự biến đổi của đường chân trời New York, nếu các tòa nhà cao tầng được xây dựng nhiều hơn.

Một lý do khác đằng sau việc thiếu công trình chọc trời là do điều kiện thị trường thay đổi, dẫn đến việc thay đổi loại công trình chủ đầu tư xây dựng. Trong khi các tòa nhà cao tầng trước đây chỉ dành riêng cho không gian văn phòng, nay nhiều địa điểm được chuyển đổi thành tòa nhà hỗn hợp để thu hút đầu tư lớn hơn. Không gian văn phòng, chung cư, khách sạn và cửa hàng bán lẻ thường được kết hợp. Mặc dù các tòa dân cư càng cao càng có giá trị lớn, thị trường thường không có nhu cầu sử dụng các tòa nhà cao hơn 60 tầng.

Tòa 432 Đại lộ Park được khai trương vào năm 2016 và là tòa nhà dân cư cao nhất thế giới đã bán hết các căn hộ với giá hơn 2 tỷ đô, một mức giá không dành cho số đông. Và căn hộ Penhouse tầng 95 của tòa nhà có giá tới hơn 80 triệu đô.

Hiện tại, thành phố New York hay bất kỳ thành phố nào khác của Mỹ dường như không đặt nặng vấn đề xác lập kỷ lục chiều cao cho các tòa nhà. Khi chí phí xây dựng cao, quy chuẩn xây dựng hạn chế độ cao và thị trường quyết định xu hướng bất động sản cần gì, Mỹ dường như đã rút khỏi cuộc đua về việc thay đổi đường chân trời của thế giới.

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Archdaily.com

 

Tin tức liên quan