Sau sự kiện ngày 11/9 đã có rất nhiều đổi mới trong thiết kế tòa nhà chọc trời tại Mỹ, nhưng tiền lệ do Yamasaki đặt ra vào những năm 1960 vẫn là một nền móng vững chắc cho đường chân trời của New York ngày nay.

Các tháp đôi đang dần biến mất theo xu hướng thiết kế hiện đại, nhiều tòa nhà nổi bật được xây dựng trong 2 thập kỷ qua chủ yếu là các tòa tháp đơn. 20 năm trôi qua, đường chân trời của New York đã có những đổi thay đáng kể, các công trình của công ty toàn cầu thường thiên về phong cách tháp kính đặc trưng. Kể từ ngày 11/9, những đổi mới trong thiết kế và công nghệ xây dựng đã tái tạo những gì có thể trong thiết kế nhà chọc trời, nhưng tiền lệ do Yamasaki đặt ra trong thiết kế ban đầu từ những năm 1960 đã mở đường cho đường chân trời ngày nay.

Thiết kế đầy tham vọng

Năm 1962, Yamasaki được Chính quyền Cảng New York ủy quyền thiết kế Trung tâm Thương mại Thế giới. Là một tín đồ của Mies, ông đã thiết kế theo chủ nghĩa lý tưởng, thể hiện góc nhìn nhân văn thông qua tiến bộ công nghệ. Nhiệm vụ của ông kết hợp hết sức rõ ràng các yếu tố kỹ thuật, thiết kế và lập kế hoạch.

Công trình sở hữu các họa tiết trang nhã lấy cảm hứng từ phong cách Gothic đặc trưng thể hiện ở mặt tiền bằng các tấm ốp hợp kim nhôm. Tuy nhiên chúng lại mang tham vọng tuyệt đối về kích thước (từ 80 đến 110 tầng), một quy mô hoàn toàn khác so với phần còn lại của Mahattan. Sở hữu chiều cao 1.368m, tòa tháp đã vượt qua tòa nhà Empire State để trở thành toàn nhà cao nhất thế giới khi hoàn thành vào đầu những năm 1970.

Tòa tháp đôi là một tuyệt tác công nghệ, bất chấp mọi nghi ngờ của công chúng về tính thẩm mỹ và chất lượng đô thị, minh họa cho tiềm năng của việc xây dựng nhà ống có khung. Bằng cách chuyển phần lớn tải trọng sang các ống thép nặng trên bức tường bên ngoài, thiết kế đã mở ra sơ đồ mặt bằng văn phòng với số lượng cột tối thiểu bên trong. Trong khi đó, hệ giằng thép và thép tấm ở lõi của tòa nhà cho phép có thể lắc lư trong gió. Đối với thang máy, Yamasaki và các kỹ sư của ông cũng đổi mới khi tạo ra một tiền sảnh mới lạ, nơi các thang máy được chia nhỏ dành riêng cho từng tầng.

Đối với các nhà phê bình đương đại như Ada Louise Huxtable của New York Time, sự khác biệt giữa quy mô của cấu trúc và sự tinh tế mặt tiền đặt ra vấn đề về biểu hiện cấu trúc. Ngược lại, Yamasaki hy vọng rằng: “Ngày của tòa nhà hoàn toàn bằng kính sẽ hoàn thành”.

Bài học vật liệu

Trong khi những kỳ công kỹ thuật táo bạo này đã mở đường cho những tòa nhà chọc trời vào cuối thế kỷ 20, chúng cũng góp phần vào thảm kịch trong Thiên niên kỷ mới. Giống như hầu hết các tòa nhà hoàn thành trước ngày 11/9, các tòa tháp Yamasaki được thiết kế để chống lại sự sụp đổ hoàn toàn, nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao vào ngày định mệnh đó, các cột thép ở cấu trúc đều bị yếu đi. Tải trọng chúng từng sinh ra được phân phối lại cho các giá đỡ kết cấu khác mà không chuẩn bị cho tình huống phải gánh nặng thêm.

Kể từ năm 2001, sự sụp đổ tịnh tiến và dư thừa đã trở thành vấn đề trọng tâm trong thiết kế nhà chọc trời. Hiện nay, các tòa nhà được xây dựng với nhiều hệ thống gia cố để đảm bảo rằng nếu một trong những dầm hoặc cốt quan trọng bị xâm phạm sẽ không dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của toàn bộ cấu trúc.

Phần vật liệu xây dựng cũng được xem xét lại. Ví dụ, so sánh với thép thì bê tông không thay đổi đáng kể về mặt vật lý hoặc hóa học khi chịu nhiệt độ cao. Tuy nhiên, thay cho bê tông cốt thép truyền thống, các đặc tính cơ học của vật liệu được tăng cường bằng cách trộn sợi vi thép dạng kim có độ bền cao vào hỗn hợp, giúp tăng cường vật liệu khỏi bị nứt vỡ.

Đường chân trời của Thành phố New York nhìn từ Thành phố Jersey, NJ, không có tháp đôi vào ngày 12 tháng 9 năm 2001 

Thay đổi vật liệu

Trong khi ý tưởng xây dựng ban đầu có vẻ không phù hợp với số đông, lỗ hổng để lại trên đường chân trời bởi sự vắng mặt của các tòa tháp Yamasaki trở nên cấp thiết. Một lần nữa, nhu cầu về chiều cao trở nên rõ ràng vào năm 2003, khi thiết kế cho trung tâm mới được tiết lộ. Và giống như những tòa tháp trước đây từng được xây dựng, Trung tâm thương mại One World hoàn thành vào năm 2014, lập kỷ lục với chiều cao đặc trưng là 1.776 feet. Tuy nhiên cũng giống như các tòa nhà của Yamasaki, việc thể hiện kỹ thuật và sức mạnh kỹ thuật được ưu tiên hơn vấn đề thẩm mỹ.

“One World Trade là một đô thị thiếu vắng những ý tưởng mới”. Michael Kimmelman nhận xét, “Nó có thể ở bất cứ đâu, nhưng New York thì không”.  Ngoài chiều cao ấn tượng, cấu trúc bằng kính có rất ít điểm khác biệt so với các tòa tháp đã mọc lên khắp thành phố trong cùng thời kỳ.

Trung tâm Thương mại One World đã đạt tới 104 tầng như trong bức ảnh này từ ngày 6 tháng 9 

Một cuộc khảo sát của Bảo tàng Nhà chọc trời đã liệt kê 58 tòa nhà trên thế giới sẽ vào năm 2024 – bảy trong số đó là New York. Từ tòa nhà cao 88 tầng của Rafael Viñoly tại 432 Park Avenue đến tòa tháp dân cư 77 tầng 53W53 của Jean Nouvel (còn được gọi là MoMa Tower), sự ấn tượng về chiều cao nói lên nhiều điều hơn vấn đề thẩm mỹ trong hầu hết các công trình này.

Giải pháp để đối phó với sự đơn điệu của tòa nhà kính, đường chân trời đã có một số đóng góp đáng chú ý và độc đáo hơn. Một số công trình tiêu biểu như kiến trúc nhấp nhô của Phố 8 Spruce của Gehry, tòa nhà tư diện Bjark Ingels… Theo một nghĩa nào đó, họ đang phản ứng lại những tiền lệ do Yamasaki đặt ra theo những cách riêng.

Đường chân trời của Thành phố New York vào năm 2022, như được mô tả trong bản vẽ được trưng bày tại Bảo tàng Nhà chọc trời

Khi tòa nhà số 130 William của Adjaye Associate sắp hoàn thành, các tấm bê tông đúc sẵn có kết cấu phong phú của mặt tiền tạo ra một tuyên bố tương tự như cửa sổ gothic của Yamasaki: Đã đến lúc hạ bức màn bằng kính.

Thiết kế đặc biệt của tòa nhà chung cư sang trọng cao 66 tầng tôn vinh các đường ziggurat và xây dựng bằng gạch thường được tìm thấy trong các tòa nhà thấp hơn tại Mahattan.

Có lẽ không còn đúng khi chúng ta gọi New York là thành phố của những tòa tháp đôi. Tuy nhiên, di sản của tháp đôi Yamasaki đã mang lại biểu tượng và thực tế cho đường chân trời ngày nay. Thay vì tập trung vào các bài học kinh nghiệm ngay sau thảm kịch, quay trở lại năm 1970 thì sự nhạy bén trong kỹ thuật và táo bạo trong thiết kế của Yamasaki thật sự được coi là di sản.

Từ nghiên cứu sâu rộng về cấu trúc, vật liệu và dịch vụ kể trên, đến các nghiên cứu về đường hầm gió và “bộ giảm chấn bằng nhớt” cho phép các tòa nhà lắc lư trong gió (không thể nhìn thấy bằng mắt thường) đến các tuyên bố về đường chân trời mới tại New York, vào năm 1970, Yamasaki đã bắt đầu mở ra đường chân trời mới cho thành phố như chúng ta đã biết ngày nay.

Đọc thêm

Tại sao những tòa nhà cao nhất thế giới không được xây dựng ở Hoa Kỳ nữa?

Tòa tháp One World: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết”

Đây là những tòa nhà cao nhất trên thế giới hiện tại

Kỷ nguyên phục hưng của kiến trúc chọc trời sau sự kiện 11/9

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Architizer.com

Tin tức liên quan

  • Thông báo danh sách sinh viên đạt học bổng IB Creation 2023

    Sau hơn 1 tháng triển khai chương trình học bổng IB Creation 2023, cuộc thi đã chính thức đi đến hồi kết. IBSTAC (IB) xin chân thành cảm ơn sự đón nhận và tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên khoa Kiến trúc, Quy hoạch của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

  • 8 suất học bổng IB CREATION dành tặng sinh viên Đại học Kiến Trúc năm 2023

    Học bổng IB Creation được Ibstac Architects & Planners phát triển từ năm 2017, đã chắp cánh cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch. Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, chương trình cung cấp một nền tảng vững chắc cho các em sinh viên, giúp các em xây dựng mục tiêu, vững vàng kiến thức, nâng cao khả năng thực chiến và mở rộng …

  • Ibstac vinh dự nhận Giải bạc tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023

    Tối ngày 25/4 vừa qua, trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023, Ibstac Archictects & Planner đã vinh dự nhận Giải Bạc trong hạng mục Kiến trúc Nhà ở, với công trình The Zen Residence. Việc nhận được vinh danh ở giải thưởng danh giá này là sự công nhận, tôn vinh của cộng đồng kiến trúc sư với nỗ lực đem đến …

  • Quy hoạch trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)

    Trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) được thiết kế với tầm nhìn “Công trình có tầm nhìn vượt thời gian, là công trình của sự đổi mới cho thế hệ mai sau” (Steve Jobs). Công trình mang đến văn phòng mơ ước của mọi nhân viên mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Không gian văn phòng luôn được thiết kế mở để …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Xanh – Văn hóa” sẽ là xu hướng trong thiết kế kiến trúc

    “Nếu mô tả ngắn gọn tiêu chí hướng tới trong kiến trúc của mình, tôi sẽ chọn “XANH, VĂN HÓA“. 1. Ông có đặt ra cho mình nguyên tắc riêng trong hành nghề không? Các thiết kế của chúng tôi hướng hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, trong đó thiết kế đảm bảo tính đương đại, hài hòa với tự nhiên, mang đậm nét văn hóa bản địa. …

  • Top 10 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất Việt Nam 2023

    Dù công trình lớn hay nhỏ, tư vấn thiết kế kiến trúc là hạng mục rất quan trọng, đảm bảo thành công của dự án. Một thiết kế kiến trúc tốt sẽ mang lại giá trị cao cho người sử dụng, tối ưu công năng, diện tích và ngân sách cho chủ đầu tư. Top 10 công ty tư vấn thiết kế tốt nhất Việt Nam 2023 được sắp xếp …

  • Tư vấn thiết kế tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong kiến trúc

    Tư vấn thiết kế Tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng Anh, tư vấn thiết kế là design consultancy.

  • Tính nhất quán và đổi mới trong triết lý thiết kế của Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn

    Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chúng đều có một sợi dây liên kết chung – đó là sự theo đuổi không ngừng trong việc gia tăng giá trị của công trình kiến trúc cũng như xây dựng đô thị bền vững trong đời sống hiện đại. 1. So với thời …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Đến với kiến trúc với một chữ “duyên”

    Thật khó để sắp xếp một buổi trò chuyện với Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Giữa những bộn bề đồ án đang dang dở, Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã có những chia sẻ rất nghề, rất đời về một chặng đường vừa qua. 1. Xin chào Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn. Được biết ông đến với kiến trúc …

  • 12 cây cầu trên không vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật

    Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố. Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những …