Trung tâm của kiến trúc văn hóa là sự giao lưu, ở đó thu hút mọi người tới và có những trải nghiệm cùng nhau. Các dự án này được xây dựng để kết nối chúng ta với các ý tưởng lớn hơn, từ bảo tàng đến nhà hát, thư viện, các công trình văn hóa phản ánh cuộc sống đương đại.

Những người chiến thắng giải thưởng A+ năm 2021 của Architizer.com mang đến những bộ sưu tập là biểu tượng cấu trúc trên toàn cầu. Mỗi dự án để suy ngẫm lại sự liên kết giữa con người, kiến trúc và địa điểm, đồng thời nhìn về tương lai của thiết kế.

Đến từ các khu vực địa lý đa dạng, các công trình sau đây bao gồm cả dự án do Ban giám khảo lựa chọn và do bình chọn từ độc giả. Cho dù mở rộng không gian hay kinh nghiệm, các dự án đều thực hiện những ý tưởng mới về xây dựng thủ công cũng như kết nối con người, khám phá ý nghĩa của việc cùng chung sống.

Diễn đàn Groningen – Hà Lan

Diễn đàn Groningen được tạo ra để trao đổi, tương tác và tranh luận. Về cốt lõi, diễn đàn được thiết kế như một “phòng khách lớn” cho cả thành phố. Tòa nhà đa chức năng mới nằm ở trung tâm Groningen, chứa nhiều sách và hình ảnh, cung cấp không gian triển lãm, phòng chiếu phim và nhà hàng.

Là một không gian văn hóa mang đến thông tin theo chủ đề qua phương tiện truyền thông khác nhau. Tòa nhà được thiết kế thành một khối duy nhất, thể hiện mong muốn về sức mạnh tổng hợp, kết hợp tiện ích khác nhau thành một khu phức hợp mới.

 

Nhà thờ Dial of Poly Shallow Sea – China

Đối với thiết kế Nhà thờ Dial of Poly Shallow Sea, các kiến trúc sư đã hướng đến việc nắm bắt những yếu tố quan trọng nhất của thiên nhiên: biển, bầu trời, hoàng hôn. Trong bộ ba này, họ đã tạo thêm 2 yếu tố nhân tạo mạnh mẽ: tam giác và hình tròn.

Hình tam giác đơn giản và mạnh mẽ mang ý nghĩa tâm linh to lớn, là tượng đài vĩnh cửu giữa biển trời. Ánh sáng của mặt trời lặn xuyên qua khoảng không ở giữa giúp hiện thực hóa nhận thức về thời gian. Thiết bị quay có thể theo dõi vị trí của mặt trời lặn trong bốn mùa, diễn giải ý nghĩa của “khoảnh khắc vĩnh cửu”.

Bảo tàng nghệ thuật He – Foshan, China

Tadao Ando thách thức ý tưởng “hình động học” trong thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật He (HEM) và khám phá vai trò tiềm năng của kiến trúc trong trao đổi văn hóa. Tọa lạc tại Thuận Đức, Quảng Đông, HEM là một bảo tàng nghệ thuật tư nhân phi lợi nhuận do một gia đình thành lập.

Thiết kế theo đuổi triết lý tích hợp không gian liên quan đến các yếu tố hình học: hình vuông và hình tròn tạo cảm giác tương phản. Nổi bật với cầu thang xoắn kép đầu tiên và duy nhất trên thế giới được làm bằng bê tông trơn bóng, các phòng triển lãm rộng rãi theo cấu trúc hình tròn, thiết kế tạo ra một không gian chung mang tới những trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật đa chiều.

 

The Golden Jubilee – Bảo tàng Nông nghiệp, Thái Lan

Được thiết kế để chào đón du khách tới tham quan Bảo tàng Nông nghiệp ở Thái Lan, The Golden Jubilee là một địa điểm “hoành tráng”. Bảo tàng Nông nghiệp Golden Jubilee là nơi cung cấp các kiến thức nông nghiệp của Thái Lan, du khách tới tham quan được giới thiệu về mục tiêu chính của tổ chức trước khi bước vào khu vực trung tâm. Chức năng bên trong tòa nhà bao gồm loại phòng hội thảo, không gian triển lãm, bảo tàng, văn phòng…

 

Trung tâm Cradle Mountain của Cumulus Studio, TAS

Trung tâm Cradle Mountain được thiết kế như một tòa nhà tương phản văn hóa với vẻ ngoài thô sơ, bên trong là lớp lót gỗ ấm áp, mềm mại và tinh tế. Tòa nhà là công trình đầu tiên trong kế hoạch tái hiện trải nghiệm núi Cradle, mang tới cảm giác được chào đón nồng nhiệt trên núi cao và đồng thời dự đoán về địa chất. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng tòa nhà để có cảm giác vững chắc như được tạc từ một tảng đá bên sông băng. Dạng màn che mưa dạng ô tham chiếu đến địa chất góc gấp của địa điểm đưa du khách vào bên trong hang động bằng gỗ.

Trung tâm du khách Hội Hà của ArchSD

Trung tâm Du lịch Hội Hà được kết nối với bờ sông bằng con đường mòn chạy dọc theo rừng ngập mặn. Công trình nằm trong một khu rừng tuyệt đẹp ở Công viên Quốc gia Sai Kung West – một khu vực biển tuyệt đẹp với các sinh vật đa dạng ở phía đông bắc Hongkong.

Trung tâm bao gồm một phòng đa chức năng, một văn phòng của người chăm sóc, lễ tân, nhà vệ sinh cho du khách và các trang thiết bị hỗ trợ. Nơi này được xây dựng để giới thiệu Công viên Biển cho du khách trước khi tới bờ sông bằng đường mòn. Các tòa nhà xây dựng quanh bãi cỏ trung tâm, nơi diễn ra các hoạt động tụ họp và sinh hoạt cho các nhóm du khách.

 

Trung tâm Đại hội Doanh nhân Yabuli của MAD Architects, China

Được xây dựng dọc theo một ngọn núi, thiết kế Yabuli của MAD là một cấu trúc giống chiếc lều được xác định bởi các đường dốc mềm mại.

Vị trí dự án nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, nơi có địa hình hiểm trở và lạnh giá, những ngọn núi và cánh đồng tuyết trắng xóa. Đây cũng là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh hàng năm được tổ chức bởi Diễn đàn Doanh nhân Trung Quốc (CEF). Vào năm 2017, CEF quyết định xây dựng một địa điểm hoạt động cố định, từ đó một công trình biểu tượng đã ra đời với thiết kế phản chiếu bối cảnh miền núi lắng đọng và yên tĩnh khắc sâu vào không gian.

 

Bảo tàng Lò nung hoàng gia Jingdezhen của Studio Zhu Pei

Nằm ở trung tâm địa điểm lịch sử Jingdezhen, bảo tàng Lò nung được coi là một chứng nhân lịch sử, tiếp nối giữa 2 thời kỳ nhà Minh và nhà Thanh. Là bảo tàng quốc gia có ý nghĩa đặc biệt và là công trình trọng điểm của tỉnh Giang Tây.

Khu vực xây dựng của bảo tàng chia thành 2 phần: tầng trệt và tầng hầm. Không gian trong nhà và ngoài trời được kết nối với nhau tạo thành một không gian ba chiều với nền tảng văn hóa địa phương mạnh mẽ.

 

Đọc thêm:

Kiến trúc phù du: Điều gì sẽ xảy ra với các ngôi làng Olympic sau Thế vận hội?

6 dự án nội thất ấn tượng với kính màu

9 dự án bảo tàng chưa xây dựng đã được đệ trình lên Archdaily

Cận cảnh vẻ đẹp như phim viễn tưởng của Sân bay Quốc tế Đại Hưng

Aoti Vanke Center: Khi văn phòng làm việc đối thoại với môi trường

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Architizer.com

Tin tức liên quan