Chúng ta hãy cùng xem xét 5 trường hợp chuyển đổi làng Olympic sau các kỳ Thế vận hội ở Munich, Bắc Kinh, London, Rio và Tokyo.

Khi Thế vận hội Tokyo 2020 đến gần, làng Olympic trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận. Tuy nhiên, trong khi những chiếc giường bìa cứng “tránh mây mưa” nổi bật trên các tiêu đề báo chí thì các thiết kế khác ít được ít nhắc đến hơn.

Là một công trình quy mô lớn ở trung tâm Tokyo, làng Olympic có chi phí xây dựng ước tính khoảng 2 tỷ USD, có sức chứa 11.000 vận động viên với đầy đủ tiện ích: từ bưu điện, nhà ăn 24/7, các khu vui chơi, sân chơi có hình dạng như một con tàu cướp biển.

Khi Thế vận hội đã kết thúc, một câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để 21 tòa nhà này hữu ích cho cộng đồng địa phương, nền kinh tế và cảnh quan đô thị. Các nghiên cứu điển hình lịch sử về sự biến đổi của làng Olympic trên khắp thế giới có thể mang tới một số gợi ý hữu ích.

Munich (1972)

Vào năm 1969, kiến trúc sư Günther Eckert đã có một cách tiếp cận hiệu quả trong việc thiết kế một khối căn hộ bằng bê tông cao tầng như một phần của Làng Olympic. 801 căn hộ được xây dựng với các phần khung bê tông xếp chồng lên nhau. Phía bên trong ngôi nhà không có giá đỡ cho phép tối ưu không gian cho các căn hộ. Gần đây nhất vào năm 2013, cấu trúc này đã được chuyển đổi thành các phòng dành cho sinh viên. Hệ thống cách nhiệt và an toàn được cải tạo theo tiêu chuẩn hiện đại mỗi căn hộ đều trở nên rộng rãi hơn.

Chỗ ở cho sinh viên tại Làng Olympic của KNERER UND LANG, Munich, Đức

Bắc Kinh (2008)

Được tái xây dựng trở thành khu dân cư cao cấp, Làng Olympic Bắc Kinh 2008 gồm 42 tòa nhà cao 6 hoặc 9 tầng với sức chứa hơn 60.000 cư dân.

4 tuyến tàu điện ngầm và một số tuyến xe bus giúp nối làng Olympic với trung tâm nội đô Bắc Kinh một cách dễ dàng. Trường học, bệnh viện, các tiện ích khác cùng với không gian xanh rộng lớn, làng Olympic Bắc Kinh đã trở thành một khu vực thu hút đông đảo dân cư tới định cư sinh sống.

Quang cảnh đường phố của Làng Olympic Bắc Kinh 2008

Ảnh chụp từ trên không của East Village, Bắc Kinh

London (2012)

Thủ đô London (Anh) đã sử dụng phương pháp đấu thầu để đăng cai Thế vận hội Olympic 2012 như một cơ hội để tái phát triển toàn bộ khu vực lân cận Stratford. Vào thời điểm đó, không chỉ Công viên Olympic nữ hoàng Elizabeth và Ngôi làng phía Đông được xây dựng mà tất cả con phố liền kề, các dãy nhà cũng được tân trang lại, giúp Stratford có vẻ ngoài chỉn chu đón du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Trước Thế vận hội, đã có kế hoạch quảng cáo và chào bán các căn hộ East Village như những dự án nhà hiện đại khác, từ căn hộ 1 phòng ngủ đến 4 phòng ngủ có tầm nhìn đẹp và rất gần Công viên Olympic.

Rio de Janeiro (2016)

Trong nhiều trường hợp, Thế vận hội Olympic dường như phản ánh sự bền vững một cách khó tin. Các sân vận động và cư dân quy mô lớn được quy hoạch, xây dựng cho một lễ hội kéo dài không quá một tháng. Sau đó, nhiều người trong số họ bị bỏ rơi ngay sau khi kết thúc trận đấu, để lại các công trình rỉ sét và tất cả số tiền bỏ ra đều bốc hơi trong không khí.

Một ví dụ thảm hại là Làng Olympic Rio 2016. Ngôi làng được xây dựng trên một khu ổ chuột, ban đầu chính phủ có kế hoạch cải tạo thành các căn hộ cao cấp để bán, tuy nhiên cuối cùng chỉ bán được 7% trên tổng số căn hộ. Công viên Olympic nằm sát cạnh cũng gần như bị bỏ trống, không có cây xanh, không có bóng râm, không có thức ăn và không có gì thu hút khách du lịch hoặc người dân địa phương – Stephen Wade chia sẻ sau một năm tổ chức.

Nhìn từ trên không của Làng Olympic Rio 2016, ảnh của Gabriel Heusi 

Tokyo (2020)

Sau một thời gian tạm ngưng vào năm 2019 do sự bùng phát của Covid, các căn hộ ở Làng Olympic Tokyo sẽ tiếp tục được đưa ra chào bán vào tháng 11-2021. Địa điểm Harumi Futo, từng là một bến tàu bốc dỡ hàng hóa và vận tải đường sắt từ những năm 1950 sau chiến tranh. Đến những năm 80, nó trở thành địa điểm tổ chức sự kiện và lễ hội quy mô lớn. Nơi đây dần dần được chuyển đổi thành một khu vực cao tầng, quá trình tái phát triển của hòn đảo nhân tạo này được hỗ trợ bởi quá trình cải tạo sau Thế vận hội.

Nằm cách khu trung tâm Ginza khoảng 2km, nơi ở tạm thời cho 11.656 vận động viên sẽ được chuyển đổi thành một khu dân cư rộng lớn bên bờ biển. 5632 căn hộ được chào bán bao gồm trường học, công viên và trung tâm thương mại. Ngày nhận nhà dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 năm 2024.

Kết luận

Xét cho cùng, Thế vận hội Olympic rất tốn kém và các chính phủ luôn có phương án tận dụng các công trình đã xây dựng để tối ưu chi phí hơn. Có những trở ngại đối với dự án chuyển đổi quy mô lớn này, chẳng hạn như không đủ kinh phí, thay đổi thiết kế theo quy định hay đơn giản chỉ là bối cảnh của dự án không còn phù hợp.

Kiến trúc sư có thể đưa ra một thiết kế tạm thời và các điều chỉnh tiếp theo, tuy nhiên việc chuyển đổi này cần nỗ lực từ tất cả các bên liên quan (từ chính quyền địa phương, người dân cũng như các tổ chức phi chính phủ) để tối ưu và hiện thực hóa thiết kế.

Từ những trường hợp thành công ở trên, chúng ta có thể thấy từ những ngôi làng Olympic có thể tái phát triển đô thị theo một cách hoàn toàn khác. Trong nhiều trường hợp, Thế vận hội Olympic mang đến nhiều lợi ích cho thành phố đăng cai bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế địa phương.

Đọc thêm:

Kiến trúc đương đại: Phòng khách có còn phù hợp không?

9 dự án bảo tàng chưa xây dựng đã được đệ trình lên Archdaily

7 công trình di sản của kiến trúc sư Antonio Gaudi ở Barcelona

7 công trình kiến trúc đẹp đẽ xóa nhòa ranh giới giữa công cộng và riêng tư

Tòa tháp kết hợp kiến trúc với canh tác nông nghiệp đô thị

Ibstac Architects & Planners
Biên dịch từ Architizer.com

Tin tức liên quan