8 sân vận động với thiết kế độc đáo, mang đậm tính bản địa tại Qatar đã sẵn sàng cho World Cup 2022. Mời bạn đọc cùng ngắm nhìn các sân vận động của World Cup năm nay và khám phá nguồn cảm hứng đằng sau các thiết kế ấy.

Nằm trên một bán đảo thuộc vịnh Ba Tư với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở mức trung bình cao, chủ nhà Qatar từng bị nghi ngại khi tham gia đăng cai vòng chung kết World Cup. Chính vì vậy, ngoài việc thiết kế kiến trúc thông thường, các sân vận động tại đây còn phải giải bài toán đảm bảo nhiệt độ để thi đấu trên sân. Để giải quyết vấn đề này, Qatar đã tiến hành lắp đặt những hệ thống điều hòa nhiệt độ khổng lồ sử dụng năng lượng mặt trời trong các sân vận động. Ý tưởng này từng bị coi là điên rồ và chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

8 sân vận động tổ chức World Cup tại Dubai

Sân vận động Al Thumama – Ibrahim Jaidah Architects & Engineers

Nằm cách Doha 12km về phía Nam, thiết kế của sân vận động Al Thumama dệt nên văn hóa Ả Rập đặc sắc ở khu vực mặt tiền, lấy cảm hứng từ các hoa văn Gahfiya, chiếc mũ đội đầu truyền thống của người đàn ông Hồi giáo – khu vực Ả Rập.

8 sân vận động tổ chức World Cup tại Dubai

Ngoài thiết kế ấn tượng, khu vực xung quanh dự án được xây dựng hướng tới chứng nhận 4 sao của Hệ thống Đánh giá bền vững Toàn cầu (GSAS). Sân vận động đảm bảo tiết kiệm 40% nước ngọt so với sân vận động thông thường, sử dụng nước tái chế để tưới cho mảng xanh. 50.000m2 diện tích công viên được tích hợp trong thiết kế, sử dụng các loại cây bản địa che phủ 84% diện tích cảnh quan. Sân vận động được khánh thành trong trận Chung kết cúp Amir lần thứ 49 vào năm 2021.

Sân vận động Al Janoub của Zaha Hadid Architects + AECOM

Quay trở lại vào năm 2013, Zaha Hadid Architects đã được chọn làm việc cùng AECOM để thiết kế và xây dựng Sân vận động AL Janoub (Trước đây là sân vận động AL Wakrah).

Al Janoub được xây dựng ở AL Wakrah, một trong những khu vực có dân cư sinh sống lâu đời nhất ở phía Nam Doha, nép mình trong một địa điểm văn hóa với các di sản khảo cổ đặc sắc. Thiết kế lấy cảm hứng từ lịch sử lặn ngọc trai, câu cá và đi thuyền Dhow truyền thống của thành phố. Sân vận động có sức chứa 40.000 chỗ ngồi, khánh thành vào năm 2019.

Các cơ sở hạ tầng khác như khách sạn, trung tâm giải trí, trường học, tổ chức sự kiện, đường đua xe đạp, cưỡi ngựa và chạy bộ cũng được đầu tư phát triển để đảm bảo sử dụng lâu dài và bền vững.

Sân vận động Al Bayt của AS+P Albert Speer + Đối tác và Dar Al-Handasah

Lấy cảm hứng từ những chiếc lều du mục truyền thống, sân vận động có sức chứa 60.000 người sẽ là nơi tổ chức trận khai mạc FIFA World Cup và lịch thi đấu đến vòng bán kết. Nằm ở phía Bắc thành phố Al Khor, một thành phố nổi tiếng với các hoạt động lặn biển, đánh bắt ngọc trai, thiết kế tôn vinh quá khứ và hiện tại của Qatar, làm nổi bật văn hóa, truyền thống và lịch sử của thành phố.

 

Tương tự như chiếc lều du mục, tầng trên của chỗ ngồi thiết kế mô đun có thể di động và sẽ được dỡ bỏ sau giải vô địch, trao cho các quốc gia đang phát triển cần cơ sở hạ tầng thể thao. Thiết kế của sân vận động đã được tiết lộ vào giữa năm 2014 bởi Ủy ban Tối cao về Chuyển giao & Di sản (SC), Tổ chức Aspire Zone. Al Bayt hoàn thành vào năm 2020, trùng với Ngày Thể thao Quốc gia của Qatar.

Sân vận động Ahmad Bin Ali của BDP Pattern, Ramboll

Là sân nhà của một trong những đội bóng nổi tiếng nhất Qatar ở thành phố Al Rayyan, sân vận động Ahmad bin Ali tôn vinh cộng đồng gắn bó bằng cách kết hợp các biểu tượng của văn hóa và truyền thống Qatar. Một trong những đặc điểm thiết kế chính là mặt tiền nhấp nhô tạo nên bởi chính những hoa văn đặc trưng của dân tộc, chẳng hạn như vai trò quan trọng của gia đình, vẻ đẹp của sa mạc, hệ động thực vật bản địa, cũng như thương mại địa phương và quốc tế.

40.000 người hâm mộ đến sân sẽ được bảo vệ khỏi ánh nắng bằng mái che nhẹ và hệ thống làm mát tiên tiến, đảm bảo sự thoải mái tối ưu trong các trận đấu. Ahmad bin Ali được mệnh danh là “cửa ngõ sa mạc”, sân vận động đã mở cửa vào tháng 12 năm 2020 trong trận chung kết Amir Cup.

 

Sân vận động Thành phố Giáo dục của Fenwick Iribarren Architects

Nằm trong một trung tâm sôi động, sân vận động thành phố Giáo dục được bao quanh bởi các cơ sở giáo dục và tổ chức thể thao. Do nằm ở vị trí đặc biệt, sân vận động được thiết kế tập trung cao độ vào khả năng tiếp cận.

Trong quá trình xây dựng, các máy móc đã phát hiện ra những tảng đá có niên đại 20 – 30 triệu năm, buộc họ phải đào sâu hơn 17m để sân có thể nằm dưới mực nước biển, nhằm đạt nhiệt độ mát hơn.

Mặt tiền sân vận động có hình tam giác, một sự mô phỏng lại các hoa văn Arabesque truyền thống, nó dường như thay đổi màu sắc vào ban ngày, theo các chuyển động trên bầu trời. Thiết kế hoàn thành và mở cửa đón người hâm mộ vào năm 2020.

Sân vận động 974 của Fenwick Iribarren Architects

Sân vận động 974 là thiết kế sáng tạo nhất trong tất cả 8 cấu trúc. Các kiến trúc sư đã lấy cảm hứng từ hoạt động thương mại quốc tế và đi biển của Qatar. Con số 974 cũng rất có ý nghĩa với dự án, vì nó là mã vùng của Qatar, đồng thời là số lượng container vận chuyển cho dự án trong suốt quá trình xây dựng.

Cấu trúc này nằm dọc trên bờ biển theo đường chân trời của vịnh Tây Doha. Vì chủ yếu được làm bằng container vận chuyển, sân vận động có sức chứa 40.000 chỗ ngồi này sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn sau khi World Cup kết thúc và được sử dụng như một công trình ven sông cho địa phương. Sân vận động được ra mắt vào ngày 20 tháng 11 năm 2021.

Sân vận động quốc tế Khalifa của Aspire Zone Foundation

Được xây dựng vào năm 1976 tại Al Rayyan, sân vận động quốc tế Khalifa từ lâu đã trở thành một trong những sân vận động đáng chú ý nhất với rất nhiều sự kiện như Đại hội thể thao Châu Á, Cúp cùng Vịnh Ả Rập và Cúp bóng đá Châu Á… Để chuẩn bị cho World Cup, sân vận động đã được mở rộng với sức chứa lên đến 40.000 người, đồng thời trang bị công nghệ làm mát hiện đại, giúp các cầu thủ thi đấu trong một môi trường thoải mái nhất.

Kết cấu sân vận động có một mái nhà duy nhất để che khu vực tiếp khách, cùng với cấu trúc cánh phía Đông mới sẽ tổ chức khu ẩm thực, cửa hàng, phòng đa năng, phòng chờ VIP, bảo tàng và trung tâm y tế.

 

Sân vận động Lusail của Foster + Partners và Populous

Sân vận động Lusail có sức chứa lên tới 80.000 chỗ ngồi, lớn nhất trong số 8 sân vận động, đây là nơi sẽ tổ chức trận chung kết World Cup 2022. Lusail thiết kế lấy cảm hứng từ tự tương tác giữa ánh sáng và bóng tối trong lồng đèn Fanar. Hình thức, cấu trúc mặt tiền sân vận động phản ánh các họa tiết phức tạp của tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất được tìm thấy của Ả Rập và Hồi Giáo, trong các nền văn minh sơ khai.

Do có vị trí nổi bật ở Lusail – một đô thị mới xây dựng, quy hoạch tổng thể của sân vận động có hệ thống xe điện và không gian xanh tươi tốt, biến nơi đây thành một nơi có tính bền vững cao, tập trung vào nhu cầu của con người và bảo tồn môi trường. Sau khi kỳ World Cup kết thúc, sân vận động được chuyển đổi thành một trung tâm cộng đồng đa mục đích với các trường học, cửa hàng, quán cà phê, trung tâm thể thao và khu vực khám chữa bệnh. Sân vận động được khánh thành vào cuối năm 2021.

 

 

Thông tin từ Ủy ban tối cao về phân phối và di sản Qatar

Ibstac Architects & Planners biên dịch

Xem thêm:

Thiết kế sân vận động World Cup Qatar 2022 lấy cảm hứng từ chiếc mũ truyền thống Ả Rập

10 công trình đáng chú ý nhất 2021

Zaha Hadid Architects thiết kế thành phố ảo Liberland Metaverse

5 nữ kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20

Bên trong bảo tàng đến từ tương lai ở Dubai

Kiến trúc phù du: Điều gì sẽ xảy ra với các ngôi làng Olympic sau Thế vận hội?

Tin tức liên quan

  • Quy hoạch trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)

    Trụ sở chính của Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) được thiết kế với tầm nhìn “Công trình có tầm nhìn vượt thời gian, là công trình của sự đổi mới cho thế hệ mai sau” (Steve Jobs). Công trình mang đến văn phòng mơ ước của mọi nhân viên mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Không gian văn phòng luôn được thiết kế mở để …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Xanh – Văn hóa” sẽ là xu hướng trong thiết kế kiến trúc

    “Nếu mô tả ngắn gọn tiêu chí hướng tới trong kiến trúc của mình, tôi sẽ chọn “XANH, VĂN HÓA“. 1. Ông có đặt ra cho mình nguyên tắc riêng trong hành nghề không? Các thiết kế của chúng tôi hướng hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, trong đó thiết kế đảm bảo tính đương đại, hài hòa với tự nhiên, mang đậm nét văn hóa bản địa. …

  • Top 10 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất Việt Nam 2023

    Dù công trình lớn hay nhỏ, tư vấn thiết kế kiến trúc là hạng mục rất quan trọng, đảm bảo thành công của dự án. Một thiết kế kiến trúc tốt sẽ mang lại giá trị cao cho người sử dụng, tối ưu công năng, diện tích và ngân sách cho chủ đầu tư. Top 10 công ty tư vấn thiết kế tốt nhất Việt Nam 2023 được sắp xếp …

  • Tư vấn thiết kế tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong kiến trúc

    Tư vấn thiết kế Tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng Anh, tư vấn thiết kế là design consultancy.

  • Tính nhất quán và đổi mới trong triết lý thiết kế của Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn

    Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chúng đều có một sợi dây liên kết chung – đó là sự theo đuổi không ngừng trong việc gia tăng giá trị của công trình kiến trúc cũng như xây dựng đô thị bền vững trong đời sống hiện đại. 1. So với thời …

  • Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn: “Đến với kiến trúc với một chữ “duyên”

    Thật khó để sắp xếp một buổi trò chuyện với Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Giữa những bộn bề đồ án đang dang dở, Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn đã có những chia sẻ rất nghề, rất đời về một chặng đường vừa qua. 1. Xin chào Kiến trúc sư Trịnh Anh Tuấn. Được biết ông đến với kiến trúc …

  • 12 cây cầu trên không vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật

    Các cây cầu đi bộ trên không không chỉ giúp liên kết các tòa nhà mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc của thành phố. Trong số những ví dụ sớm nhất về cầu trên không là Cầu Than Thở, nổi tiếng ở Venice, được hoàn thành vào năm 1600, sau đó những cây cầu trên cao ngày càng trở nên phổ biến và đầy tham vọng trong những …

  • 7 tòa nhà cao tầng chọc trời siêu mỏng thay đổi đường chân trời của New York

    Những tòa nhà cao tầng chọc trời hay còn gọi là tháp bút chì, đã bắt đầu mọc lên ngày càng nhiều ở thành phố New York trong thập kỉ qua. Gần đây, tháp cao tầng 111 West 57th Street thiết kế bởi SHoP Architects đã đi vào hoạt động, trở thành tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới.

  • 2022 review: Top 10 tòa nhà chọc trời năm 2022

    Năm 2022 đã chứng kiến nhiều tòa nhà chọc trời hoàn thành, được thiết kế bởi các công ty kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm BIG, Foster + Partners, Alvaro Siza và Snohetta, bao gồm tòa nhà cao nhất Liên minh Châu Âu, tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới và tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới. 111 West 57th Street, Thành phố New …

  • Khám phá kiến trúc 16 sân vận động tổ chức World Cup 2026

    Kỳ World Cup 2022 vừa kết thúc với những dư âm lắng đọng sau trận chung kết hay nhất trong lịch sử. Chúng ta hãy cùng tạm biệt Qatar để đến với World Cup 2026, một kỳ World Cup được cho là chạm đến một thái cực mới với 48 đội bóng tham dự, đồng tổ chức tại Mỹ, Mexico và Canada. Không giống như World Cup Qatar, nơi 7 …